Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch
Phẫu thuật tổn thương mạch máu ngoại vi tại vị trí chọc mạch sau can thiệp tim mạch
Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Duy Gia, Lê Văn Tú, Lê Anh Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các phương pháp can thiệp tim mạch ngày càng được phát triển và áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng nhằm điều trị nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, động mạch chủ, bệnh van tim, chấn thương… Đi kèm với sự phát triển này là các biến chứng mạch máu ở vị trí chọc mạch. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay còn rất ít nghiên cứu về biến chứng này. Trong 15 trường hợp của nghiên cứu, hình thái tổn thương mạch máu sau can thiệp mạch bao gồm vết thương động mạch (13,3%), giả phình động mạch (60,0%), thông động – tĩnh mạch (20,0%) và tụ máu sau phúc mạc (6,7%). Vị trí tổn thương gặp ở động mạch quay (20,0%), động mạch cánh tay (13,3%) và động mạch đùi (66,7%). Hầu hết bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật lấy khối giả phình, máu tụ và khâu vết thương bên với kết quả tốt.
Can thiệp tim mạch là một thủ thuật ít xâm lấn ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bệnh lý như bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh động mạch chủ, chấn thương… Trong đó can thiệp động mạch vành chiếm phần lớn trong tổng số các thủ thuật can thiệp tim mạch. Thống kê cho thấy, mỗi năm Hoa Kỳ thực hiện hơn 600.000 ca can thiệp tim mạch và dự báo số lượng ngày càng tăng.1Hiện nay, có hai vị trí chọc mạch là động mạch đùi và động mạch quay, trong đó theo khuyến cáo của châu Âu 2014 thì vị trí chọc mạch ở động mạch quay được ưu tiên hơn động mạch đùi.2Biến chứng tổn thương mạch máu sau can thiệp tim mạch thường chiếm tỷ lệ thấp đến cao thay đổi theo từng nghiên cứu (3 – 23%) trong đó bao gồm các biến chứng chảy máu, tắc mạch, giả phình mạch, thông động – tĩnh mạch, tụ máu sau phúc mạc.3-5 Trong đó chỉ có từ 25 – 30% các trường hợp biến chứng có chỉ địnhsửa chữa bằng phẫu thuật.3 Tuy kỹ thuật mổ không quá phức tạp, nhưng nếu xử lý không đúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị, thậm chí có nguy cơ cắt cụt chi hoặc nặng nề hơn tử vong cho người bệnh. Tại Việt Nam tuy có số lượng can thiệp tim mạch rất nhiều, song còn rất ít nghiên cứu về các biến chứng này. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiệnđể góp phần đánh giá hình thái thương tổn cũng như phương pháp ngoại khoa điều trị hợp lý và hiệu quả nhất cho dạng biến chứng này
Nguồn: https://luanvanyhoc.com