Phì đại tâm thất phải và trái (hai thất) trên điện tâm đồ

Phì đại tâm thất phải và trái (hai thất) trên điện tâm đồ

Kết hợp phì đại hai tâm thất: Phì đại tâm thất phải (trục lệch phải và biên độ của sóng R > sóng S ở chuyển đạo V1) và phì đại tâm thất trái (biên độ sóng R > 21 mm ở chuyển đạo aVF).

Kết hợp phì đại hai tâm thất: Phì đại tâm thất phải (trục lệch phải và biên độ của sóng R  > sóng S ở chuyển đạo V1) và phì đại tâm thất trái (biên độ sóng R > 21 mm ở chuyển đạo aVF) trên hình ảnh điện tâm đồ

Kết hợp phì đại hai tâm thất: Phì đại tâm thất phải (trục lệch phải và biên độ của sóng R  > sóng S ở chuyển đạo V1) và phì đại tâm thất trái (biên độ sóng R > 21 mm ở chuyển đạo aVF) trên hình ảnh điện tâm đồ

Tăng gánh thất là tình trạng ứ máu nhiều ở tâm thất làm cho nó tăng gánh nặng công việc, do đó nó dày lên và giãn ra. Còn gọi là hội chứng dày thất.

Tâm thất dày sẽ đẩy tim xoay làm biến đổi trục điện tim và tư thế điện học của tim.

Các thớ cơ dày làm tăng mạnh quá trình khử cực, do đó làm tăng biên độ QRS đồng thời kéo giãn và ép bó His gây block nhẹ.

Đảo ngược quá trình tái cực gây STT đảo ngược.

Tăng gánh thất phải

V1, V3R có R ≥ 7mm và có thể bằng S (dạng RS) hay lớn hơn S (dạng rS) hay mất hẳn (dạng R) tức R/S ≥ 1.

Nói chung Q không có mặt.

Nhiều trường hợp R không cao mà có dạng block nhánh phải.

Vùng chuyển tiếp dịch sang trái.

RV1 + SV5 > 11mm.

Đa số các ca có tim tư thế đứng với trục phải (≥ 1100 ). Một số ca có trục vô định.

STT trái hướng với QRS. QT dài ra.

Tăng gánh thất trái

V5, V6 có R cao vượt quá 25mm, có thể quá 30mm ở người có thành ngực mỏng. Q hơi sâu, S vắng hoặc rất nhỏ, nhánh nội điện muộn trên 0,45 giây.

V1, V2 có R bé hoặc mất hẳn. S dài ra.

Vùng chuyển tiếp lệch phải.

RV5 + SV1 ≥ 35mm.

Đa số ca có tư thế tim nằm, trục điện tim lệch trái. Một số ca có tim đứng hoặc nửa đứng, có thể trung gian với trục điện tim bình thường.

Tất cả các chuyển đạo đều có STT trái hướng với QRS. Ở một số ca T lại dương và nhọn với ST bình thường.

QT dài ra.

Tăng gánh hai thất

R cao và STT âm ở cả V1 lẫn V5, V6.

Hoặc R cao và STT âm ở V5, V6 nhưng lại có trục phải mạnh (>1000 ).

Hoặc có dạng hai pha RS với biên độ rất cao (khoảng 50mm) ở V3, V4.

Leave a Comment