Phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp
Luận án tiến sĩ y học Phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp. Trong những thập niên gần đây, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là loại bệnh khá phổ biến và ngày càng được quan tâm nhiều hơn do tỉ lệ mắc bệnh tăng nhanh và bản chất gây tàn phế hô hấp của bệnh.
BPTNMT dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp không hồi phục và việc điều trị mang lại những kết quả rất hạn chế. Người mắc BPTNMT ở giai đoạn tiến triển của bệnh thường bị tàn phế về hô hấp, khó thở thường xuyên ngay cả khi làm những sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng trầm trọng, người bệnh tàn phế về hô hấp thường bị lệ thuộc, kém vận động, kém giao tiếp và thay đổi khíchất. Theo những quan điểm mới gần đây, BPTNMT không còn được xem là căn bệnh đơn thuần của hệ hô hấp mà được xem là một căn bệnh toàn thân hay căn bệnh đa yếu tố (multifactorial) [63],[64].
Việc điều trị BPTNMT trong giai đoạn ổn định đã được GOLD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease: Chiến Lược Toàn Cầu về BPTNMT) 2006 nêu rõ bao gồm sự kết hợp giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Điều trị dùng thuốc vốn đã được biết đến rất nhiều với việc sử dụng các thuốc giãn phế quản đồng vận ẞ2, thuốc kháng cholinergic, corticoid đường hít, theophylline, long đàm, tuy vậy hiệu quả đạt được còn khá hạn chế. Người bệnh có khuynh hướng lệ thuộc nhiều vào thuốc và diễn tiến dần sang các giai đoạn nặng của bệnh. Bên cạnh điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc giữ vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ và bổ sung cho việc điều trị dùng thuốc. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp (PHCNHH) là chương trình điều trị không dùng thuốc đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và đem lại nhiều kết quả khả quan. Phác đồ hướng dẫn điều trị BPTNMT giai đoạn ổn định của GOLD 2006 [64] đã đề cập đến vai trò của chương trình PHCNHH và đề nghị áp dụng bắt đầu từ giai đoạn II của bệnh trở lên (Bảng 1.2 Chương 1). Chương trình PHCNHH đem lại nhiều lợi ích về phương diện điều trị lẫn về khía cạnh kinh tế xã hội. Ngày nay, với quan niệm BPTNMT là căn bệnh toàn thân, vai trò của chương trình PHCNHH càng được chú trọng nhiều hơn vì mục đích hướng tới của chương trình PHCNHH là khắc phục những rối loạn không – hô – hấp của căn bệnh. Tại Việt nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, một chương trình điều trị toàn diện như nêu trên chưa được tổ chức thực hiện. Phần lớn bệnh nhân BPTNMT sau khi được chẩn đoán bệnh chỉ được kê toa mua thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, tham vấn bỏ thuốc lá…[1],[7]. Một số ít người bệnh được đề nghị đến các phòng tập vật lý trị liệu hoặc tham gia các buổi hướng dẫn giáo dục sức khỏe. Các hoạt động này còn khá rời rạc, chưa được tổ chức thành một chương trình phối hợp và thiếu một thành phần cơ bản trong chương trình là vận động liệu pháp.
Việc nghiên cứu áp dụng chương trình PHCNHH như là một biện pháp điều trị hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân BPTNMT với những nội dung được thiết kế phù hợp với thể chất của người Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Đề tài nghiên cứu “Phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân BPTNMT qua chương trình phối hợp” là một nghiên cứu nhằm bước đầu xây dựng chương trình PHCNHH cho bệnh nhân BPTNMT theo hướng dẫna2 đánh giá hiệu quả của chương trình này được áp dụng lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc điều trị cho người bệnh kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ mới trên thế giới trong lĩnh vực trị liệu theo khuynh hướng y học chứng cứ. Việc đánh giá hiệu quả của chương trình PHCNHH trên bệnh nhân BPTNMT với những kết quả thuận lợi sẽ là cơ sở để khẳng định lợi ích và hiệu quả của việc áp dụng phác đồ điều trị của GOLD tại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu “Phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp” được thực hiện với các mục tiêu như sau:
(1) Đánh giá hiệu quả của chương trình PHCNHH đa thành phần (theo hướng dẫn của GOLD 2001) sau 8 tuần ở bệnh nhân BPTNMT về khả năng gắng sức bằng khoảng cách đi bộ 6 phút của nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc đơn thuần và nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc kết hợp với chương trình phục hồi chức năng hô hấp. (Mục tiêu chính)
(2) Đánh giá hiệu quả của chương trình PHCNHH đa thành phần (theo GOLD 2001) sau 8 tuần ở bệnh nhân BPTNMT bằng điểm chất lượng cuộc sống Saint George, điểm khó thở theo thang Borg cải tiến và số lần dùng thuốc giãn phế quản trung bình trong ngày của 2 nhóm bệnh nhân nêu trên. (Mục tiêu phụ)
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các băng
Danh mục các hình và sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỂ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về BPTNMT
1.2 PICNIH ở bênh nhân BPTNMT
1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về PHCNHH
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Loại hình nghiên cứu
2.2 Cơ mẫu
2.3 Đối tượng nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.5 Nội dung nghiên cứu
2.6 Các chỉ số đánh giá
2.7 Nhập dữ liệu và xử lý thống kê
2,8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
2.7 Nhập dữ liệu và xử lý thống kê
54
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
56
3.1 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
57
3.2 Khảo sát tính đồng nhất của nhóm chứng và nhóm can thiệp
64
3.3 So sánh các chỉ số đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và sau 8 tuần
65
3.3.1 So sánh khả năng gắng sức
66
3.3.2 So sánh chất lượng cuộc sống
72
3.3.3 So sánh độ khó thở
78
3.3.4 So sánh số lần dùng thuốc giãn phế quản trung bình trong ngày
81
3.4 Khảo sát mối tương quan giữa các biến số
82
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
89
4.1 So sánh các chỉ số đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và sau 8 tuần
89
4.2 Khảo sát mối tương quan giữa các biến số
107
4.3 Chương trình PHCNHH đa thành phần trong điều trị BPTNMT
111
4.4 Hướng phát triển của đề tài
117
4.5 Hạn chế của đề tài
120
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
122
124
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com