PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH NHÂN U MÁU GAN

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH NHÂN U MÁU GAN

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH NHÂN U MÁU GAN
Lê Thị Thu Hiền1,, Đồng Đức Hoàng1
Đặt vấn đề: U máu gan là khối u lành tính phổ biến nhất ở gan, nếu khối u có kích thước lớn thì phải có chỉ định điều trị phù hợp. Mục tiêu: Đánh giá chỉ định điều trị và kết quả mô bệnh học của bệnh nhân u máu gan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 49 bệnh nhân được chẩn đoán u máu gan dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội Nghiên cứu về Gan Châu Âu. Trên hình ảnh CT có tiêm thuốc cản quang, khối u gan có hình ảnh ngấm thuốc ngoại vi pha động mạch, tăng cường hướng tâm trong pha chậm; chẩn đoán bằng mô bệnh học khi u không ngấm thuốc điển hình trên CT. Kết quả: RFA(Radiofrequency Ablation-đốt sóng cao tần) l là phương pháp điều trị thực hiện nhiều nhất với tỉ lệ 34,7%. Cắt khối u và TAE (Transcatheter arterial chemoembolization) cùng với tỉ lệ 14,3%. Cắt u được thực hiện ở lứa tuổi trẻ nhất 42,4 ± 10,9, nhóm RFA là 48,2 ± 11,4; nhóm TAE là 64,8 ± 23,3; p = 0,01. Kích thước u trung bình của nhóm cắt u là lớn nhất 7,1 ± 2,7 cm, nhóm RFA có kích thước nhỏ nhất 5,8 ± 2,6 cm, kích thước u nhóm TAE là 6,6 ± 1,8 cm, p = 0,01. Kích thước u trung bình của nhóm sinh thiết bằng kim là 3,3 ± 0,9 cm, nhỏ hơn so với nhóm sinh thiết bằng cắt lạnh 7,1 ± 2,7 cm, p = 0,009. Trong 13 bệnh nhân được sinh thiết, tỉ lệ lành tính là 100%. U máu thể hang chiếm tỉ lệ 69,2%, u máu thể mao mạch chiếm tỉ lệ 30,8%. Kết luận: Có thể thực hiện cắt bỏ, đốt nhiệt hoặc tắc mạch cho bệnh nhân u máu gan tùy từng trường hợp. U máu gan có kích thước lớn thì bản chất vẫn là lành tính.

U máu gan là khối u lành tính phổ biến nhất ở gan,  với  tỷ  lệ  0,4%  đến  20%  trong  dân  số  nói chung và tỷ lệ 0,4% đến 7,3% tình cờ được tìm thấy  trong  khám  nghiệm  tử  thi.  Hầu  hết  các  u mạch máu gan được phát hiện ngẫu nhiên, không có triệu chứng nên không cần can thiệp y tế [1]. Ở những bệnh nhân bị u máu gan khổng lồ không có triệu chứng, theo dõi là một lựa chọn được chấp nhận. Cácu máu gan có triệu chứng thường  được  điều  trị  bằng  phẫu  thuật.  Tuy nhiên, phẫu thuật u máu gan khổng lồ có thể gây xuất huyết ồ ạt trong mổ, tỷ lệ tử vong cao. Trong những năm qua, thuyên tắc động mạch (TAE) đã trở thành một chiến lược điều trị thay thế cho u máu có triệu chứng, chủ yếu là trước phẫu thuật. TAE có thể thu nhỏ khối u và giảm triệu  chứng,  ít  biến  chứng,  được  chỉ  định  đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao [2]. Bên cạnh đó đốt nhiệt bằngsóng  cao tần  cũng  là  phương  pháp  ngày  càng  được  sử dụng rộng rãi để điều trị u máu gan [1].U máu gan thường có kích thước nhỏ nhưng cũng  có  thể  phát  triển  lên  đến  hơn  20  cm.  U máu có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng,  gây  ra bởi  những  thay  đổi  thoái  hóa  như  hình  thành huyết khối, xơ hóa và sẹo trong u. Trong khi các u máu không xơ cứng có thể dễ dàng xác định, thì sự xơ cứng và những thay đổi khác làm cho bác  sĩ  không  thể  phân  biệt  được  với  các  tổn thương ác tính nhưung thư biểu mô tế bào gan không điển hình, ung thư biểu mô đường mật và các u di căn [3]. Liệu u máu tồn tại lâu, tiến triển thành kích thước lớn có xuất hiện tế bào ác tính? Câu hỏi này khiến chúng ta phải xem lại kết quả mô bệnh học của bệnh nhân u máu cả trước và sau mổ để hiểu rõ bản chất khối u ở nhiều giai đoạn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu là: Đánh giá chỉ định điều trị và kết quả mô bệnh học của bệnh nhân u máu gan

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment