Phương pháp khám và vị trí thần kinh: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Phương pháp khám và vị trí thần kinh: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng

Dữ liệu lâm sàng có được từ khám thần kinh cộng với bệnh sử chi tiết giúp biết được vị trí giải phẫu mà giải thích tốt nhất những dấu chứng lâm sàng và lựa chọn test chẩn đoán phù hợp để xác định sinh lý bệnh của sang thương giải phẫu.

Hình. Vùng da chi phối của thần kinh ngoại biên.

Vùng da chi phối của thần kinh ngoại biên
Vùng da chi phối của thần kinh ngoại biên

Hình. Phân bố của nhánh cảm giác gai sống trên bề mặt da.

Phân bố của nhánh cảm giác gai sống trên bề mặt da

Bảng. DẤU CHỨNG HỮU ÍCH ĐỂ ĐỊNH VỊ TRONG HỆ THỐNG KINH

Đại não

Bất thường tâm thần và suy giảm nhận thức.

Co giật.

Yếu một bêna và bất thường cảm giác ở đầu và chi.

Bất thường thị trường.

Cử động bất thường (vd: rối loạn phối hợp vận động lan toả, rung, múa giật).

Thân não

Bất thường thần kinh sọ riêng biệt (đơn lẻ hay nhiều).

Yếu “chéo”a và bất thường cảm giác ở đầu và chi (vd: yếu mặt phải và chân tay trái).

Tuỷ sống

Đau lưng

Yếua và bất thường cảm giác ngoại trừ vùng đầu.

Dấu chứng bệnh neuron vận động chi trên và dưới.

Mức độ cảm giác.

Rối loạn chức năng cơ vòng.

Rễ thần kinh gai sống

Đau chi di chuyển.

Yếub hay bất thường cảm giác theo sự phân bố rễ thần kinh.

Mất phản xạ.

Thần kinh ngoại biên

Đau ở đầu hay giữa chi.

Yếub hay bất thường cảm giác theo sự phân bố sợi thần kinh.

Mất cảm giác kiểu “mang găng-mang vớ”.

Mất phản xạ.

Tiếp hợp thần kinh cơ

Yếu hai bên gồm mặt (sa mi mắt, song thị, nuốt khó) và gốc chi.

Tăng yếu cơ khi gắng sức.

Giảm cảm giác.

Yếu gốc hay đầu chi hai bên

Giảm cảm giác

aYếu đi kèm với những bất thường khác có kiểu “neuron vận động chi trên”, vd: cứng cơ kiểu tháp, yếu cơ duỗi > cơ gấp ở chi trên và cơ gấp > cơ duỗi ở chi dưới, tăng phản xạ.

bYếu đi kèm với những bất thường khác có kiểu “neuron vận động chi dưới” vd: mềm nhũn và giảm phản xạ.

Leave a Comment