PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Nguyễn Trường Viên, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh, Phan Hoàng Thùy Dung, Nguyễn Đào Thiên Ân, Trương Thị Thùy Dung, Đinh Thị Giang, Trần Ngọc Đăng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 và đánh giá tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và ung thư hệ hô hấp tại TPHCM năm 2018. Bản đồ PM2.5 được xây dựng dựa trên quan trắc 96 điểm vào mùa mưa và khô bằng thiết bị AirBeam2 và thuật toán nội suy IDW. Phân tích tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và hệ hô hấp dựa trên dữ liệu tử vong A6/YTCS Bộ Y tế và mô hình BenMAP. PM2.5 trung bình cả năm cao hơn tiêu chuẩn an toàn sức khỏe của WHO (PM2.5<10 µg/m3). PM2.5 đã đóng góp 6,3% (35/557) tử vong do ung thư phổi và 6,5% (41/629) tử vong do ung thư hệ hô hấp. Mỗi 10 mg/m3 PM2.5 tăng thêm thì số ca tử vong là 64 ca. Cần có những biện pháp ngắn hạn phòng tránh tác hại của PM2.5 và biện pháp dài hạn giảm thiểu ô nhiễm PM2.5.

Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là ô nhiễm không khí ngoài trời. Trong đó, phơi nhiễm chất dạng hạt kích thước nhỏ < 2,5μm (PM2.5) xếp thứ 6 trong nguy cơ gây tử vong trên toàn cầu vào năm 2018.1 PM2.5 là các hạt bụi có đường kính dưới 2.5 micromet chứa chất rắn hoặc các giọt chất lỏng siêu nhỏ mang các chất.2, 3 Với kích thước nhỏ và lơ lửng trong không khí, PM2.5 dễ dàng xâm nhập vào sâu trong phổi gây kích thích, ăn mòn thành phế nang dẫn đến suy giảm chức  năng  phổi  làm  tăng  nguy  cơ  các  bệnh đường hô hấp, sau một thời gian dài tiếp xúc có thể dẫn đến các ung thư đường hô hấp, đặcbiệt là ung thư phổi.2, 4 Theo Song và cộng sự, giai đoạn 2014-2016 PM2.5 đãđóng góp 23,9% số ca tử vong do ung thư phổi và 15,5% cho tất cả các trường hợp tử vong.5 Theo Báo cáo Đolường gánh nặng bệnh tật toàn cầu, phơi nhiễm dài hạn với PM2.5 đãđóng góp 16% số ca tử vong do ung thư phổi trong năm 2016.6Chất lượng không khí của Việt Nam từ năm 2010 đến nay đang ở mức báo động và có diễn tiến theo chiều hướng xấu bằng cách so sánh kết quả đo quan trắc bụi PM2.5. Tại TPHCM, dữ liệu từ WHO đã cho thấy mức độ ô nhiễm hạt mịn cao hàng đầu cả Việt Nam chỉ sau Hà Nội. Nồng độ hạt mịn PM2.5 trung bình năm 20167là 42 μg/m3 cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn của WHO với giới hạn lần lượt là 10 μg/m3.8Trước tình hình ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm PM2.5 đang hiện hữu, người dân TPHCM đối diện với nguy cơ cao về sức khỏe liên quan đến ung thư phổi và hệ hô hấp. Tuy nhiên, chưa có các đánh giá tác động của ô nhiễm PM2.5 đến sức khỏe, cụ thể là tác độngcủa PM2.5 lên gánh nặng tử vong do ung thư phổi và hệ hô hấp. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá tác độngcủa PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và ung thư hệ hô hấp của người dân sống tại TPHCM năm 2018.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment