Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam
Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam.Khi nói đến chất lượng cuộc sống của con người, chúng ta thường đề cập đến vấn đề sức khỏe. Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là tình trạng không có bệnh hay thương tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, niềm tin, chính trị điều kiện kinh tế xã hội nào [89].
Do đó, sức khỏe là một trong những mục tiêu quan trọng của tiến trình phát triển và được đặt ở vị trí cao: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc”[38]. Sức khỏe con người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường thiên nhiên (đất, nước, không khí, khí hậu); môi trường xã hội (văn hóa, giáo dục, lao động, học tập); sinh học và di truyền; ý thức tự giữ gìn sức khỏe của mỗi người (rèn luyện thân thể, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt) và đặc biệt là các hoạt động y tế. Để có sức khỏe tốt con người cần phải phòng bệnh chủ động và tích cực, triển khai tổ chức các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh học đường, khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng mở rộng, kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh và chỉ đến khi bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thì mới cần đến các cơ quan y tế tiến hành việc cấp cứu, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tùy theo tình trạng sức khỏe, thương tích của mỗi người. Có thể nói sức khỏe và y tế có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau.
Trong quá trình phát triển, tùy vào thể chế chính trị và điều kiện kinh tế-xã hội, chính phủ mỗi nước đều có định hướng phát triển sự nghiệp y tế, ban hành các chiến lược, chính sách và sử dụng công cụ quản lý nhà nước để can thiệp, điều tiết, hỗ trợ hoạt động y tế cũng như kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế sao cho đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và sử dụng một cách hợp lý nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế. Đồng thời, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, thụ2 hưởng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân góp phần thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã hội. Ở các nước phát triển như các nước Bắc Âu (nhà nước phúc lợi), Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, vv, hoạt động cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng được quan tâm đầu tư phát triển. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh khá hoàn thiện, từ khung pháp lý, đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, các công cụ hỗ trợ, kiểm tra, giám sát đánh giá để hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tuân thủ đúng pháp luật và đảm bảo chất lượng. Các bệnh viện liên tục áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng mới như quản lý chất lượng toàn diện, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đánh giá chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn JCI vv nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Khoảng 20 năm trở lại đây, các nước trong khu vực Asean như Xinh-ga-po, Thái Lan, Ma-lay-xi-a đã có chính sách quản lý chất lượng khám, chữa bệnh thông qua các công cụ pháp luật và các chương trình nâng cao chất lượng quốc gia; các cơ sở y tế đã triển khai thực hiện và đẩy mạnh việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và JCI. Nhiều bệnh viện đã xây dựng và duy trì thương hiệu “bệnh viện chất lượng” được thế giới và khu vực công nhận, đáp ứng nhu cầu và thu hút được nhiều người dân đến khám chữa bệnh.
Ở nước ta, trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi Luật khám bệnh, chữa bệnh được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, tạo dấu ấn quan trọng trong hoạt động quản lý cũng như cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo an toàn người bệnh, thực hiện công khai, công bằng, hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh, khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện, nhờ đó, công tác y tế nói chung và khám chữa bệnh nói riêng có nhiều đổi mới và tiến bộ. Hệ thống chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống bệnh viện công lập được quan tâm đầu tư, củng cố nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; năng lực khám chữa bệnh của các bệnh viện từng bước3 được tăng cường góp phần năng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập [4] và đang đứng trước những khó khăn thách thức: Thứ nhất, thách thức giữa một bên là nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng và một bên là năng lực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh còn hạn chế, chưa đáp ứng cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Hiện nay, mô hình bệnh tật ở Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp. Bệnh không lây nhiễm gia tăng, bệnh lây nhiễm diễn biến phức tạp, nhiều bệnh dịch mới nổi vv. Mặt khác, điều kiện kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, giao thông thuận tiện hơn, dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng lên, trong khi đó các bệnh viện chưa được đầu tư, nâng cấp kịp thời, nhiều bệnh viện cơ sở vật chất trang thiết bị đã xuống cấp, năng lực chuyên môn của bệnh viện còn hạn chế, quá tải bệnh viện xảy ra ở các bệnh viện Trung ương và bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới, trong đó có y tế dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ trong y tế, nhất là công nghệ thông tin, đòi hỏi các bệnh viện Việt Nam phải kịp thời thay đổi cả về công nghệ lẫn quản lý để cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân đảm bảo chất lượng và an toàn. Điều đó, có nghĩa là chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Việt Nam phải đạt được một chuẩn mực chất lượng tối thiểu và thường xuyên phải nâng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và thế giới. Thứ ba, bệnh viện công có vai trò chủ đạo, quyết định trong cung cấp dịch vụ KCB cho nhân dân. Tính đến 31/12/2016 cả nước có 1424 bệnh viện với 252.600 giường bệnh, trong đó có 1252 bệnh viện công lập (chiếm 88%) với 239.544 giường bệnh (chiếm 95%) và 172 bệnh viên tư nhân (chiếm 12%) với 13.056 giường bệnh (chiếm 5 %). Thực tiễn cho thấy, bệnh viện công giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.4
Bên cạnh đó, hiện nay có sự thay đổi cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập hướng đến mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong hoạt động khám chữa bệnh. Bệnh viện công lập do nhà nước đầu tư, thành lập và quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý nhân lực và tổ chức điều hành hoạt động
của bệnh viện nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nhà nước. Hiện nay, các bệnh viện đang triển khai, thực hiện chủ trương của nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện, tạo điều kiện cho bệnh việnphát huy hết khả năng của mình, vì thế Nhà nước cần phải có cơ chế quản lý, kiểm soát để đánh giá, hạch toán chi phí và hiệu quả.
Thứ tư, khám chữa bệnh là loại hình dịch vụ đặc biệt, liên quan đến sức khỏevà tính mạng của con người. Đối tượng sử dụng, thụ hưởng dịch vụ khám chữa bệnh là người bệnh, khi mắc bệnh họ cần phải nhanh chóng, kịp thời đến cơ sở khám chữa bệnh phù hợp để được cấp cứu, khám và điều trị, vì thế không có hoặc ít có cơ hội để lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, bản thân nghiên cứu sinh là công chức đã có thời gian công tác lâu năm trong ngành y tế và hiện đang công tác tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh là cơ quan có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực khám chữa bệnh, nhận thức được những vấn đề hạn chế, bất cập và những khó khăn thách thức hiện nay trong quản lý chất lượng khám chữa bệnh. Những vấn đề này cần phải sớm được khắc phục, giải quyết góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Chính vì vậy, để có bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và hoàn thiện cơ chế quản lý, đồng thời nhằm giải quyết được những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh, luận án đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đặt ra, đề tài luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, phân tích làm rõ những nội dung đề tài luận án có thể kế thừa, những nội dung, vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
– Nghiên cứu tổng hợp và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện: làm rõ các khái niệm và các yếu tố liên quan; phân tích nội dung quản lý chất lượng bao gồm nội dung quản lý nhà nước và nội dung quản lý chất lượng tại bệnh viện; nghiên cứu phân tích mô hình, phương pháp quản lý chất lượng và bài học kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng khám chữa bệnh.
– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập ở nước ta hiện nay: phân tích kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
– Tổng hợp các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện bao gồm quản lý nhà nước về chất lượng khám chữa bệnh và quản lý chất lượng tại bệnh viện:
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau:6
– Về nội dung: tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập gồm:
+ Hoạt động quản lý nhà nước (chủ thể Nhà nước), giới hạn ở cơ quan quản lý cấp Trung ương.
+ Hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện (Chủ thể bệnh viện) giới hạn đối tượng là các bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
– Về thời gian: giai đoạn từ năm 2011 trở lại đây, thời điểm Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực thi hành. Trong quá trình phân tích đánh giá có thể sử dụng dữ liệu có trước 2011.
– Về không gian: Nghiên cứu quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập trong cả nước.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin về phép biện chứng duy vật và lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác y tế để diễn giải, phân tích và luận giải hoạt động quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
– Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu, tham khảo, phân tích các tài liệu như sách, tạp chí, các bài viết đã công bố, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong nước và nước ngoài đề hình thành các luận điểm, luận cứ và luận chứng về quản lý chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện công lập Việt Nam.
– Phương pháp điều tra xã hội học: Để xác định thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện công lập một cách khoa học,7 khách quan, trung thực. Nghiên cứu sinh thiết kế phiếu điều tra (bảng câu hỏi); gửi phiếu điều tra đến 37 bệnh viện trung ương trực thuộc Bộ Y tế thuộc đối tượng
nghiên cứu của đề tài, để thu thập số liệu nghiên cứu; sau đó thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 12.
– Phương pháp phỏng vấn trưng cầu ý kiến: Nghiên cứu sinh tổ chức phỏng vấn trưng cầu ý kiến các thành viên hội đồng kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện của các bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, là những người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý chất lượng tại bệnh viện, có kiến thức, kinh nghiệm sâu về quản lý chất lượng để nhằm bổ sung, kiểm chứng những nhận định đánh giá và các đề xuất của luận án.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học của đề tài
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:
Thứ nhất, chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
của bệnh viện công lập được hiểu như thế nào? Đo lường bằng gì? Bao gồm những
nội dung gì? Phụ thuộc những yếu tố nào? Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh ở
các nước trên thế giới như thế nào, có thể rút ra bài học gì để áp dụng vào thực tiễn
Việt Nam.
Thứ hai, thực trạng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công
lập bao gồm quản lý nhà nước và quản lý chất lượng tại bệnh viện hiện nay? Việc
thực hiện thí điểm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
được thực hiện như thế nào?
Thứ ba, các quan điểm, định hướng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của
bệnh viện hiện nay là gì? Những giải pháp quản lý nhà nước nào cần thực hiện để
nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt Nam trong thời
gian tới?
5.2. Giả thuyết khoa học
Từ các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án là:8
Thứ nhất, các khái niệm liên quan chất lượng khám, chữa bệnh và quản lý
chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện chưa rõ, được hiểu khác nhau; nội dung
và các yếu tố liên quan đến quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện chưa
được làm rõ; có sự khác biệt về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh ở Việt Nam và
các nước trên thế giới.
Thứ hai, hoạt động quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công
lập Việt Nam còn những hạn chế, bất cập; chưa có bộ công cụ đo lường chuẩn để
đánh giá; chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Thứ ba, cần phải có giải pháp mới và thay đổi cách thực hiện quản lý chất
lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập phù hợp với các quan điểm, định
hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
tăng cao của nhân dân và xu thế hội nhập quốc tế.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án được hoàn thành, là công trình nghiên cứu chuyên sâu thuộc chuyên
ngành quản lý hành chính công. Luận án có một số đóng góp mới cụ thể sau:
– Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tìm
ra khoảng trống còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu tiếp về lý luận và thực tiễn về chất
lượng khám, chữa bệnh và quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công
lập Việt Nam.
– Làm rõ các khái niệm, nội dung và các yếu tố liên quan tác động đến chất
lượng và quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện; chỉ ra các mô hình,
phương pháp quản lý chất lượng các nước tiến tiến đang áp dụng, rút ra bài học
kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
– Luận án đã khắc họa được bức tranh thực trạng về chất lượng và quản lý
chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện công lập ở Việt Nam (từ phía nhà nước
và các bệnh viện).
– Đề xuất được một số giải pháp mới về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh
của bệnh viện công lập phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước9
đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc
tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý chất
lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện công lập; góp phần làm
sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với dịch vụ khám chữa bệnh,
đồng thời chỉ rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất
lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu viên,
giảng viên và sinh viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở
đào tạo khoa học hành chính và y tế. Đồng thời, cũng có thể làm tài liệu tham khảo
đối với các cán bộ, công chức, viên chức, các nhà quản lý y tế trong công tác nghiên
cứu, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và hoạch định chính sách trong lĩnh vực
khám, chữa bệnh.
8. Nội dung luận án
Nội dung luận án được bố cục thành các phần sau:
Mục lục; mở đầu;
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh
viện công lập;
Chương 3: Thực trạng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện
công lập Việt Nam;
Chương 4: Định hướng và giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh của
bệnh viện công lập Việt Nam;
Kết luận; tài liệu tham khảo; phụ lụ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số bệnh viện theo các tuyến giai đoạn 2014 – 2016……………………….83
Bảng 3.2: Số giường bệnh theo các tuyến, giai đoạn 2014- 2016 …………………..84
Bảng 3.3: Bác sỹ, Y sỹ, điều dưỡng theo loại hình……………………………………….84
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú 2014 – 2016
………………………………………………………………………………………………………………86
Bảng 3.5: Điểm đánh giá chất lượng trung bình của …………………………………….87
Bảng 3.6: Điểm đánh giá chất lượng trung bình của 37 bệnh viện………………….87
Bảng 3.7: Kết quả điểm đánh giá chất lượng trung bình của một số bệnh viện 107
Bảng 3.8: Tác động của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện ……………..108
Bảng 3.9: Một số tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện chưa phù hợp………..110
Bảng 3.10: Phân loại bệnh viện theo nhân lực……………………………………………114
Bảng 3.11: Công tác triển khai các biện pháp đảm bảo……………………………….115
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân loại bệnh viện theo phân hạng……………………………………….111
Biểu đồ 3.2: Phân loại bệnh viện theo loại hình hoạt động ………………………….112
Biều đồ 3.3: Phân loại theo tổ chức, quản lý bệnh viện……………………………….113
Biểu đồ 3.4: Đội ngũ viên chức làm công tác quản lý chất lượng…………………114
Biểu đồ 3.1: Nhân lực đào tạo về quản lý chất lượng……………………………….114
Biểu đồ 3.6: Phân loại bệnh viện theo xây dựng quy trình xử lý sự cố………….115
Biểu đồ 3.7: Phương pháp, mô hình quản lý chất lượng ……………………………..116
Biểu đồ 3.8: Lĩnh vực áp dụng…………………………………………………………………116
Biều đồ 3.9: Tỷ lệ bệnh viện áp dụng CNTT trong QLCL bệnh viện ……………117
Biểu đồ 3.10: Kết quả đánh giá chất lượng năm 2013 -2015 của 37 bệnh viện 118
Biểu đồ 3.11 Hình thức khen thưởng, xử phạt trong QLCL bệnh viện 118
Biểu đồ 3.12: Số cán bộ, nhân viên khen thưởng, kỷ luật trong năm 2015…….119
Biểu đồ 3.13: Nguồn lực cho hoạt động QLCL khám chữa bệnh …………………120
Biểu đồ 3.14: Những khó khăn khi triển khai QLCL khám, chữa bệnh…………120
Biểu đồ 3.15: Những kiến nghị, đề xuất ……………………………………………………121
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Hệ thống quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện……………47
Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức ngành y tế ………………………………………………..81
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức hệ thống KCB Việt Nam……………………………………..82
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN…………………………………………………………….….10
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………………………………….10
1.2. Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu đã tổng quan ……………………27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………………………….30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGKHÁM
CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP…………………………………32
2.1. Chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện ………………………………………………32
2.2. Quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ……………………………………42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………….79
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA
BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM……………………….…..81
3.1. Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập…………………..81
3.2. Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập Việt
Nam ……………………………………………………………………………………………………………88
3.3. Đánh giá chung về quản lý chất lượng KCB của bệnh viện ……………………….121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………..125
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
KHÁM CHỮA BỆNH CỦA BỆNH VIỆN CÔNG LẬP VIỆT NAM………..126
4.1. Quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác khám, chữa
bệnh ………………………………………………………………………………………………………….126
4.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công lập
Việt Nam …………………………………………………………………………………………………..135
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………..147
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ………………151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….152