Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay
Luận án Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay.Trong cơ cấu nhân lực y tế (NLYT), vị trí, vai trò của điều dưỡng viên (ĐDV) đã được khẳng định. Cùng với đội ngũ các y, bác sỹ, ĐDV đã trở thành một bộ phận độc lập và không thể tách rời trong ngành Y tế, vừa chiếm đa số về số lượng, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Chăm sóc điều dưỡng là một hoạt động nghề nghiệp chuyên môn, đòi hỏi có tri thức và kỹ thuật thành thạo, ĐDV cần phải làm việc chủ động, sáng tạo, phải có kiến thức lẫn kỹ năng, là người cộng sự không thể thiếu được của bác sỹ và cũng là người thực hiện các hoạt động chuyên môn trên cơ sở chẩn đoán của bác sỹ. Như vậy, ĐDV phải có những năng lực thông qua những kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết để đảm bảothực hiện tốt 3 vai trò là: độc lập, phối hợp và phụ thuộc. Thực hiện đường lối đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng (NNLĐD) đã có những bước phát triển nhất định cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là sự pháttriển mạnh mẽ của hệ thống đào tạo, về các loại hình, quy mô và trình độ đào tạo, góp phần quan trọng tăng cường chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác đào tạo cũng như quản lý nhà nước (QLNN) về đào tạo NNLĐD vẫn còn nhiều bất cập và có những khó khăn, thách thức.
Thứ nhất về lý luận, đường lối chiến lược để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần là cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,2 trong đó nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không đơn giản chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội làm cho xã hội đổi mới về chất, trong đó động lực cho sự phát triển đó là con người. Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là những điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có thể thành công khi chúng ta có được một nguồn nhân lực(NNL) có chất lượng. Do vậy, đầu tư cho việc phát triển NNL có chất lượng được coi là khâu quan trọng nhất so với các loại đầu tư khác cho việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đầu tư cho việc phát triển NNL bao gồm: chăm sóc sức khỏe (CSSK), nâng cao chất lượng sống cho con người và phát triển GD&ĐT. Như vậy, có thể nói đào tạo NNLĐD có vai trò rất quan trọng, vừa góp phần tác động đến chất lượng CSSK, nâng cao chất lượng sống cho con người vừa góp phần phát triển và nâng cao chất lượng NNL. Vấn đề đào tạo NNLĐD đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhưng chưa có một nghiên cứu nào được tiếp cận dưới góc độ khoa học về QLNN, đặc biệt là cấp độ tiến sĩ.
Thứ hai về thực tiễn, sự phát triển kinh tế – xã hội dẫn đến có những thay đổi rất lớn về yêu cầu cũng như nhu cầu đối với công tác y tế, đòi hỏi cần có những thay đổi về cách tiếp cận và xác định cơ cấu nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ với những thách thức trong quá trình nâng cao chất lượng bảo vệ, CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế. Công tác điều dưỡng có vai trò quan trọng trong hoạt động CSSK nhân dân, đội ngũ ĐDV chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu NLYT. Hoạt động đào tạo NNLĐD của nước ta đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ những vấn đề bất cập như chưa xác định rõ cơ cấu nhân lực cần thiết trong hệ thống y tế, số lượng các cơ sở đào3 tạo (CSĐT) và quy mô đào tạo tăng nhanh chưa gắn với yêu cầu hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của ngành y tế. Hoạt động QLNN về đào tạo NNLĐD cũng bộc lộ những vấn đề cần phải giải quyết như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, bộ máy quản lý còn
chồng chéo chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về GD&ĐT với cơ quan quản lý ngành. Về hội nhập quốc tế, ngày 31/12/2015, Cộng đồngKinh tế các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức thành lập hình thành thị trường lao động tự do lưu chuyển đối với những người đã qua đào tạo, trong đó có nhân lực điều dưỡng. Từ những lý do nêu trên cho thấy, việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp trong hoạt động QLNN về đào tạo NNLĐD ở nước ta là một nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là góp phần hoàn thiện QLNN về đào tạo NNLĐD ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng CSSK nhân dân và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đã đặt ra, đề tài luận án tập trung giải
quyết các nhiệm vụ chủ yếu:
– Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để làm rõ những nội dung luận án có thể kế thừa, những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ………………………………………………………………. vii
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ………………………………………………………………………………………………………… 9
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án ………. 9
1.2. Kết quả nghiên cứu tổng quan và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu30
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG …………………………………………………………………………….. 35
2.1. Điều dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ……………………………………….. 35
2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng……………………………….. 39
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
………………………………………………………………………………………………………………………. 62
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng của một số
nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam ………………………………………………………… 70
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC ĐIỀU DƯỠNG Ở VIỆT NAM ………………………………………………………………….. 80
3.1. Khái quát quá trình phát triển ngành điều dưỡng ở Việt Nam ………………………….. 80
3.2. Khái quát thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở
Việt Nam…………………………………………………………………………………………………………. 82
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
ở Việt Nam …………………………………………………………………………………………………… 108
Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG Ở VIỆT NAM ……………………………………….. 120
4.1. Dự báo nhu cầu và xu hướng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng của Việt Nam 120
4.2. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam ………………………… 126
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở
Việt Nam……………………………………………………………………………………………………….. 129
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …………………………………………………………………………………. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… 151
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………… 16
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục các bảng
Bảng 3.1. Tổng số CSĐT điều dưỡng theo vùng miền qua các năm (2005-2015) …….. 86
Bảng 3.2. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo điều dưỡng các trình độ 2010-2015 ………. 87
Bảng 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng/ đầu dân theo vùng kinh tế ………………………………………… 88
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ theo vùng kinh tế…………………………………………….. 89
Bảng 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ tuyến TW theo vùng kinh tế……………………………… 90
Bảng 3.6. Phân loại điều dưỡng viên theo trình độ ……………………………………………….. 90
Bảng 3.7. Cơ cấu giảng viên điều dưỡng trong các CSĐT theo ngành…………………… 102
Bảng 3.8. Cơ cấu giảng viên điều dưỡng trong các CSĐT theo độ tuổi …………………. 103
Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu nhân lực điều dưỡng tới năm 2020……………………………… 120
Bảng 4.2. So sánh nhu cầu điều dưỡng Việt Nam đến năm 2020………………………….. 121
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Nhật Bản ………………………………71
Sơ đồ 2.2. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Hàn Quốc ……………………………..73
Sơ đồ 2.3. Quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Thái Lan ……………………………….77
Sơ đồ 3.1. Mô hình đào tạo và hành nghề điều dưỡng Việt Nam ……………………………..85
Sơ đồ 4.1. Đề xuất mô hình đào tạo điều dưỡng Việt Nam ……………………………………130
Sơ đồ 4.2. Đề xuất mô hình quản lý đào tạo và hành nghề điều dưỡng Việt Nam …….140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Minh Lợi (2003), Nâng cao quản lý chương trình, nội dung đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Lợi (2012), Một số giải pháp về chính sách đào tạo nhân lực y tế trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 199, tr.25-28,34.
3. Nguyễn Minh Lợi (2016), Hoàn thiện thể chế đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 246, tr. 43-47.
4. Nguyễn Minh Lợi (2016), Thực trạng đào tạo nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, tr. 7-10.
5. Nguyễn Minh Lợi (2017), Đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề điềudưỡng của một số nước trên thế giới và đề xuất áp dụng đối với Việt Nam, số
3 (1037), tr. 324-329.151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Vũ Anh và cộng sự (2013), Đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Y tế.
2. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề về Quản lý nhà nước kinh tế, văn hoá, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
3. Lê Thị Bình (2008), Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh
của điều dưỡng viên bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án
tiến sỹ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tr. 3-37.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị
quyết số 04 -NQ/HNTW ngày 14/01/1993 của Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về những vấn đề cấp bách của
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám (khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
6. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Chỉ
thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi
mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI.152
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Báo cáo Hội nghị Hiệu trưởng các
trường đại học, cao đẳng năm 2014.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học
2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016 – 2017.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) (2012), Hội
thảo quốc gia “Vai trò điều tiết của Nhà nước trong việc đảm bảo chất
lượng và công bằng giáo dục”.
12. Bộ Y tế (2004), Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản về điều dưỡng,
Tài liệu Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2005), Tài liệu Hội nghị đào tạo điều dưỡng Việt Nam.
14. Bộ Y tế (2008), Tài liệu Hội nghị tăng cường chất lượng đào tạo nhân
lực y tế.
15. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 Hướng
dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
16. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực quản lý Điều
dưỡng.
17. Bộ Y tế (2012), Tài liệu Hội nghị đào tạo nhân lực điều dưỡng Việt
Nam.
18. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1215/QĐ-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2013
về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công
tác điều dưỡng – Hộ sinh, giai đoạn từ nay đến năm 2020.
19. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 816/QĐ-BYT ngày 16/3/2012 phê duyệt
“Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020”.
20. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu “Chuẩn năng lực cơ bản của
điều dưỡng Việt Nam”.
21. Bộ Y tế (2013), Niên giám thống kê y tế.153
22. Bộ Y tế (2014), Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị định số
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm
quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
23. Bộ Y tế (2014), Báo cáo phát triển nhân lực y tế: thành tựu, khó khăn và
giải pháp.
24. Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y
tế năm 2011: Nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tài chính y tế để thực
hiện kế hoạch 5 năm ngành y tế 2011-2015.
25. Bộ Y tế (2015), Một số nội dung quản lý nhà nước trong đào tạo nguồn
nhân lực y tế.
26. Chính phủ (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/10/2010 của
Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
27. Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng hợp số
liệu nguồn nhân lực lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh năm 2015.
28. Lê Quang Cường (2011), Nghiên cứu thực trạng sử dụng bác sĩ, cử nhân
điều dưỡng sau tốt nghiệp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Y tế.
29. Lê Thị Kim Dung (2012), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
2011-2020.
31. Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Quản lý nhà nước đối với ngành,
lĩnh vực, Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý nhà nước (Chương trình chuyên
viên cao cấp), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
32. Iwasawa Kazuko (2017), Cơ chế kỳ thi quốc gia về điều dưỡng và cấp
bằng tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.
33. Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính (2012), Giáo
trình Quản lý nhà nước về xã hội.154
34. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999),
Chính sách Kinh tế-Xã hội, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
35. Trần Thị Bích Liễu (2002), Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý nhà nước
và quyền tự chủ của các trường học, Tạp chí Giáo dục.
36. Ngân hàng Thế giới (2008), Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho
tăng trưởng.
37. Quốc hội khóa X (2005), Luật Giáo dục.
38. Quốc hội khóa XI (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
39. Quốc hội khóa XII (2010), Luật Viên chức.
40. Quốc hội khóa XII (2012), Luật Giáo dục đại học.
41. Quốc hội khóa XIII (2015), Luật Giáo dục nghề nghiệp.
42. Nguyễn Trường Sơn, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Kim Hà và cộng sự
(2012), Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên đại học điều
dưỡng chính quy được đào tạo tại trường đại học điều dưỡng Nam Định,
Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học–cao đẳng y
dược Việt Nam.
43. Phạm Văn Tác (2014), Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học trong lĩnh vực y tế, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính
công.
44. Nguyễn Văn Thanh (2006), Nghề điều dưỡng ở các nước đang phát
triển, Tạp chí thông tin điều dưỡng.
45. Phạm Thị Kim Thanh (2014), Thực trạng đào tạo thực hành cử nhân
điều dưỡng đại học tại 5 cơ sở đào tạo năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Y tế
công cộng.
46. Phí Thị Nguyệt Thanh (2010), Nghiên cứu về thái độ đối với nghề
nghiệp của học sinh, sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can
thiệp, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng.155
47. Phí Thị Nguyệt Thanh, Joy Notter, Đỗ Đình Xuân (2009), Vấn đề đào
tạo điều dưỡng tại 7 tỉnh – Làm thế nào để nâng cao chất lượng, Tạp chí
Y học thực hành.
48. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày
19/4/2011 phê duyệt “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011 – 2020″.
49. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày
22/7/2011 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020″.
50. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”.
51. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày
10/01/2013 phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030″.
52. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày
26/6/2013 về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng giai đoạn 2006-2020.
53. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu giáo dục
quốc dân Việt Nam.
54. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia
Việt Nam.
55. Trường Đại học Y dược- Đại học Thái Nguyên (2010), Lịch sử phát
triển ngành điều dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam.
56. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Nxb Trung tâm biên soạn từ điển
Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.156
57. Viện Nghiên cứu hành chính – Học viện Hành chính Quốc gia (2000),
Một số thuật ngữ hành chính, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
58. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
59. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2008), Tài liệu Hội nghị tăng cường
chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
60. Phạm Viết Vượng (2015), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và
quản lý ngành giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
61. Đỗ Đình Xuân và cộng sự (2005), Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
giáo viên của các trường, các khoa đào tạo điều dưỡng và công tác đào
tạo điều dưỡng ở nước ta.
62. Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nộ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com