Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang hiện nay-Thực trạng và giải pháp
Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang hiện nay-Thực trạng và giải pháp.Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y, nó đi liền với sự với sự xuất hiện của con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống loài người trên trái đất này. Có nỗi buồn nào được sánh bằng khi một người nhận được tin mắc phải bệnh mãn tính, có nỗi đau nào được so bằng khi biết tin người thân lìa đời. Mọi người bệnh và thân nhân của họ khi đến bệnh viện đều ao ước được thầy thuốc và nhân viên y tế nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ, quan tâm. Phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ hết sức, hết lòng vì người bệnh như lời Bác căn dặn cán bộ y tế trong cả nước “Lương y phải như từ mẫu”.
Niềm tin của người bệnh sẽ được nhân đôi nếu khi nhập viện được đón tiếp ngay và nếu bác sỹ, điều dưỡng tạo điều kiện để họ được điều trị và chăm sóc tốt nhất.
Nền y tế Việt nam cách đây hơn 200 năm tự hào danh y Hải Thượng Lãn Ông, một tấm gương sáng tài cao đức trọng. Ông đề cao y đức, đặt ra cho người thầy thuốc chân chính 8 chữ: Nhân – Minh – Đức- Trí – Lượng – Thành – Kiêng – Cần- nghĩa là Nhân ái, Sáng suốt, Đức độ, Hiểu biết, rộng lượng, Thành thực, Khiêm tốn, Cần cù và tránh 8 tội ( lười biếng, keo kiệt, tham lam, dối trá, dốt nát, bất nhân, hẹp hũi,thất đức ). Theo ông: “ Thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, họ sống chết trong tay mình, phúc họa do một tay mình nắm giữ. Thế thì đâu thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh đòi cái nghề cao quý đó chăng “.
Tuy nhiên, trong thực tế theo một số nghiên cứu trong nước những năm gần đây cũng của nhiều tác giả có ghi nhận: không hài lòng về giao tiếp, ứng xử: 26,35% (Trần Thị Thanh Hoàn Tùng), 22% (Trần Văn Phúc – Bệnh viện Xanh-Pôn), 4% (Lương Ngọc Nhi), 10% (Hà Thị Soạn), 3,79% (Bệnh viện Thủ Đức); nhân viên y tế có cử chỉ, lời nói biểu hiện sự gợi ý tiền, quà biếu: 5,79 %…2
Tại bệnh viện An Giang hiện nay vẫn còn một số công chức, viên chức bị người dân phàn nàn, một số người bệnh từng gặp phải ít nhất một lần những nhân viên y tế có bộ mặt không mấy thân thiện, tiếp xúc thiếu mềm mỏng. Mộtbộ phận nhân viên y tế chưa thật sự nhận thức tầm quan trọng của đạo đức nghềnghiệp, chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn, để xảy ra tình trạng viênchức y tế vi phạm những quy định của quy tắc ứng xử, gây bức xúc trong cộngđồng dân cư.
Văn hóa giao tiếp và ứng xử nơi công sở từ lâu đã trở thành một vấn đềđược xã hội quan tâm. Đặc biệt, trong bệnh viện vấn đề giao tiếp và ứng xử lạitrở nên quan trọng, cần thiết và được quan tâm hơn bao giờ hết. Sự hài lòng của người bệnh là tài sản của bệnh viện trong nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Không chỉ xã hội và dư luận quan tâm mà cả Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang cũng đặc biệt quan tâm nhằm cải thiện những mặt hạn chế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh . Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn vấn đề “Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang hiện nay-Thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp nhằm tìm những giải pháp thiết thực tiếp tục nâng cao phong cách ứng xử của nhân viên bệnh viện, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào đội ngũ y, bác sĩ nói chung và bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang nói riêng
Nguồn: https://luanvanyhoc.com