QUY TRÌNH SINH THIẾT PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC
QUY TRÌNH SINH THIẾT PHỔI XUYÊN THÀNH NGỰC
1. GIỚI THIỆU:
• Sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới sự trợ giúp của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh được được BS X-quang thực hiện nhiều nhất [1].
• Kết quả chẩn đoán chính xác lên đến 81.5% [2].
• Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu ít có tai biến [3].
2. CHỈ ĐỊNH[1]:
• U phổi hoặc nốt phổi đơn độc mới phát hiện hoặc lớn lên trong quá trình theo dõi trên x-quang quy ước mà chưa có chẩn đoán sau khi soi phế quản
• U phổi hoặc nốt phổi đơn độc trên CT phổi cho thấy ít có thể tiếp cận tổn thương qua soi phế quản.
• Nhiều nốt ở phổi mà chưa có chẩn đoán.
• Tổn thương dạng đông đặc kéo dài mà chưa có chẩn đoán sau khi cấy đàm, máu, xét nghiệm huyết thanh học hoặc soi phế quản
• U vùng rốn phổi
• U trung thất[4, 5].
3. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:
• Khoa lâm sàng sẽ tư vấn cho bệnh nhân trước khi làm thủ thuật.
• Bệnh nhân cần ký giấy chấp thuận cho làm thủ thuật.
• Các xét nghiệm cần thiết: Công thức máu, Đông máu toàn bộ, ECG, siêu âm tim và đo chức năng hô hấp.
• Ngưng các thuốc chống đông như Heparin trước 1 ngày, Warfarin trước 5 ngày và thuốc chống kết dính tiểu cầu trước khi làm thủ thuật 3 ngày [6].
• Ăn nhẹ vào buổi sáng trước khi làm và uống các loại thuốc đã được chỉ định bình thường [7].
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI [1]:
• Tiểu cầu < 100.000/ml
• FEV1< 35%
• Có rối loạn đông máu
5. KỸ THUẬT THỰC HIỆN:
Sinh thiết dưới hướng dẫn của CT scan:
• Bệnh nhân được cho nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng tùy theo vị trí tổn thương.
• Chụp hình tổng thể của lồng ngực, định vị tổn thương. Kế đến, định vị điểm sinh thiết: dùng 01 lốc kim (5 cây) dán ngoài da của bệnh nhân ngay vị trí có tổn thương. Điểm sinh thiết là điểm giao nhau giữa cây kim nằm theo chiều dọc có vị trí tốt nhất với đường ngang tia Laser của máy CT và đo khoảng cách từ da bệnh nhân đến tổn thương.
• Sát trùng da bằng Betradine. Kế đến, gây tê bằng Lidocain từ 2 – 10 ống. Sau đó dùng dao phẫu thuật rạch một đường nhỏ khoảng
0.4mm ngay điểm sinh thiết. Sau đó đưa kim vào qua điểm sinh thiết với độ sâu đã xác định trước (khoảng cách từ da bệnh nhân đến tổn thương 9a4 xác định ở trên). Chú ý: Khi luồn kim vào, mỗi khi khi bấm sinh thiết hoặc khi rút kim ra nhớ nhắc bệnh nhân nín thở để hạn chế bị tràn khí màng phổi.
• Sinh thiết bằng kim cắt nhỏ (core needle) từ 02 – 10 lần.
• Sau sinh thiết: sát trùng da bằng Betadine và dung băng keo cá nhân băng lại.
Sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm: chỉ thực hiện được đối với các ca sát thành ngực:
• Bệnh nhân được cho nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng tùy theo vị trí tổn thương.
• Định vị tổn thương bằng máy máy siêu âm: đầu tiên làm siêu âm đánh giá tổn thương xác định là u đặc hay đông đặc và đo kích thước 2 hoặc 3 của tổn thượng. Xác định điểm sinh thiết: là điểm tiếp xúc của đầu dò với điểm chính giữa của tổn thương.
• Sát trùng da bằng Betradine. Kế đến, gây tê điểm sinh thiết bằng Lidocain từ 2 – 10 ống. Sau đó dùng dao phẫu thuật rạch một đường nhỏ khoảng 0.4mm ngay điềm sinh thiết. Sau đó, đưa kim sinh thiết vào. Chú ý: Khi đưa kim vào, khi bấm sinh thiết hoặc khi rút kim ra nhớ nhắc bệnh nhân nín thở để hạn chế tràn khí.
• Sinh thiết bằng kim cắt nhỏ (core needle) từ 02 – 10 lần.
• Sau sinh thiết: sát trùng da bằng Betadine và dung băng keo cá nhân băng lại.
6. THEO DÕI SAU THỦ THUẬT[1]:
• Bệnh nhân được chuyển về khoa lâm sang sau khi làm thủ thuật bằng băng ca hoặc xe đẩy.
• Chụp phim X-quang tại giường sau 01 và 24 giờ để theo dõi biến chứng tràn khí màng phổi hoặc chảy máu trong nhu mô phổi.
• Đối với bệnh nhân ngoại trú nên được lưu lại theo dõi ít nhất 4 giờ.
7. TAI BIẾN DO THỦ THUẬT[1]:
• Tỷ lệ tử vong 0,15%
• Tràn khí màng phổi 0-61%
• Xuất huyết trong nhu mô phổi từ 5-16,9%
• Ho ra máu khoảng 5%
• Tràn máu màng phổi khoảng 1,5%