RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ KẾT QUẢ TỨC THỜI CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ KẾT QUẢ TỨC THỜI CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA.Tim bẩm sinh (TBS) là dị tật bẩm sinh phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ tử vong cao gấp hai lần so với tỉ lệ trẻ chết vì ung thư [1]. Tần suất bệnh TBS chung trên thế giới là khoảng 8/1.000 trẻ ra đời còn sống, tại Việt Nam với dân số trên 80 triệu người ít nhất sẽ có khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh TBS ra đời hằng năm [2].
Dị dạng động mạch vành (ĐMV) là loại bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 0.25-0.4% bệnh tim bẩm sinh [3], [4], [5], trong đó rò ĐMV chiếm khoảng 13-50% [5], [6]. Đa số bệnh nhân rò ĐMV vào tim phải. Bệnh tiến triển nặng khi lưu lượng rò lớn gây nên quá tải phổi, nhĩ trái, thất trái, lâu dài có thể gây ứ huyết phổi, suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, thiếu máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, đột tử do vỡ đường rò.
Chẩn đoán rò ĐMV trước đây thường phải dựa vào thông tim: chụp ĐMV, tuy nhiên gần đây các kỹ thuật thăm rò không xâm lấn, đặc biệt là siêu âm Doppler tim, chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt, chụp cộng hưởng từ… có thể cung cấp hình ảnh giải phẫu bình thường và bệnh lý khá chi tiết của hệ thống động mạch vành. Đặc biệt siêu âm Doppler tim màu, với ưu thế là thăm dò không xâm lấn cho phép sàng lọc và trong một số trường hợp có thể khẳng định chẩn đoán và chỉ định điều trị [3], [4], [5], [7].
Điều trị rò ĐMV nên được tiến hành sớm để tránh các biến chứng, mặc dù đa số bệnh nhân không có triệu chứng. Một số tác giả còn cho rằng nên đóng tất cả lỗ rò ĐMV từ thời điểm sơ sinh. Phẫu thuật thắt lỗ rò là một phương pháp điều trị kinh điển cho rò động mạch vành. Mặc dù phẫu thuật điều trị rò ĐMV là an toàn và có hiệu quả, tuy nhiên bệnh nhân bị đặt trước một số nguy cơ như chảy máu, hội chứng sau mở màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim và nhiễm trùng. Hơn nữa phẫu thuật còn yêu cầu phải mở xương ức với một hệ thống tim phổi nhân tạo. Can thiệp bít rò ĐMV qua da bằng dụng cụ được thực hiện lần đầu tiên năm 1983 [8] và đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị rò ĐMV hiện nay. Can thiệp qua da đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt so với phẫu thuật, đó là: giá thành thấp hơn, rút ngắn thời gian hồi phục sau can thiệp và thời gian nằm viện, tránh được việc phải mở ngực và dùng tim phổi nhân tạo.
Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện tại việc đánh giá kết quả của điều trị rò ĐMV bằng can thiệp qua da trên một số lượng lớn bệnh nhân chưa có nhiều [9]. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rò động mạch vành trên bệnh nhân tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch mai và Bệnh viện Đại học y hà nội.
2. Đánh giá kết quả tức thời của phương pháp bít rò động mạch vành qua da bằng dụng cụ.
MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ KẾT QUẢ TỨC THỜI CỦA PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 16
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ RÒ ĐMV 16
1.1. Tình hình mắc bệnh rò ĐMV trên thế giới và ở việt nam 16
1.2. Đặc điểm giải phẫu chức năng ĐMV 17
1.2.1. Giải phẫu ĐMV 17
1.2.2. Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành 20
1.2.3. Phân loại bất thường động mạch vành 21
1.2.3. Sinh lý bệnh rò ĐMV 23
2. CHẨN ĐOÁN BỆNH RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH 25
2.1. Lâm sàng 25
2.1.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng: không đặc hiệu 25
2.1.2. Triệu chứng thực thể: 25
2.1.3. Các dị tật tim bẩm sinh khác phối hợp: 26
2.2. Cận lâm sàng 26
2.2.1. Điện tâm đồ: 26
2.2.2. X quang tim phổi: không đặc hiệu 26
2.2.3. Siêu âm-Doppler tim: 26
2.2.4. Thông tim: 30
2.2.5. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ tim: 33
3. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA RÒ ĐMV 33
4. ĐIỀU TRỊ BỆNH RÒ ĐMV 34
4.1. Phẫu thuật bít rò ĐMV 34
4.2. Bít rò ĐMV bằng can thiệp qua da 35
4.2.1. Dụng cụ 36
4.2.2. Các biến chứng sau can thiệp qua da 38
4.3. Theo dõi sau phẫu thuật hoặc can thiệp bít rò ĐMV 39
4.4. Điều trị nội khoa 39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
1.1. Đối tuợng 41
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 41
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.2. Cỡ mẫu: n = 32 42
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 42
2.4. Các buớc tiến hành 43
2.5. Xử lý số liệu 45
2.6. Khía cạnh đạo đức 46
2.7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 47
3.1.2. Phân bố bệnh theo giới tính 48
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.49
3.2.1. Triệu chứng cơ năng 49
3.2.2. Triệu chứng thực thể 50
3.3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 51
3.3.1. Các thay đổi trên phim X quang tim phổi thẳng 51
3.3.2. Các thay đổi trên điện tim 52
3.3.3. Kết quả siêu âm -Doppler tim 54
3.4. KẾT QUẢ THÔNG TIM VÀ BÍT RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH 56
3.4.1. Đặc điểm của rò ĐMV 56
3.4.2. Kết quả bít rò ĐMV 57
3.4.3. Một số đặc điểm của dụng cụ bít rò ĐMV 57
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÍT RÒ ĐMV BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU
ÂM-DOPPLER TIM 58
3.6. CÁC TAI BIẾN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH BÍT RÒ ĐỘNG
MẠCH VÀNH 60
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 61
4.1.1. Tuổi của nhóm bệnh nhân 61
4.1.2. Đặc điểm phân bố về giới 62
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 62
4.2.1. Các triệu chứng cơ năng 62
4.2.2. Triệu chứng thực thể 64
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 65
4.3.1. Các thay đổi trên phim X quang tim phổi thẳng 65
4.3.2. Các thay đổi trên điện tim 65
4.3.3. Kết quả siêu âm-Doppler tim 66
4.4. KẾT QUẢ THÔNG TIM-BÍT RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH 70
4.4.1. Đặc điểm rò ĐMV 70
4.4.2. Dụng cụ đóng rò ĐMV 71
4.4.3. Kết quả can thiệp 71
4.5. TAI BIẾN VÀ CÁC KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH
THỦ THUẬT 72
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO