RÒ HẬU MÔN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ EM CÓ HẬU MÔN BÌNH THƯỜNG: DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

RÒ HẬU MÔN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ EM CÓ HẬU MÔN BÌNH THƯỜNG: DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

 RÒ HẬU MÔN TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ EM CÓ HẬU MÔN BÌNH THƯỜNG: DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ 

Lê Tấn Sơn và cs 
TÓM TẮT 
Mục đích: Tác giả giới thiệu dịch tễ, hình thái lâm sàng của dị dạng rò hậu môn tiền đình ở trẻ em có hậu môn bình thường và kết quả điều trị đã đạt được. 
Số liệu và phương pháp: Tiền cứu từ tháng 9-1999 đến tháng 8-2003 có 120 trường hợp đã được điều trị tại BVNĐ 1. Đối tượng là những trường hợp bệnh nhân bị rò hậu môn tiền đình có hậu môn bình thường, đã được vá rò thất bại hoặc chưa vá, có hoặc không mở hậu môn tạm (HMT). Tổn thương được phân loại thành loại I: tình trạng viêm tiến triển, có mủ; loại II: chỉ có hăm đỏ ở bộ phận sinh dục; loại III: không còn tình trạng viêm. Loại I và II được điều trị nội khoa cho đến khi ổn định để phẫu thuật. Xử trí đường rò bằng phẫu thuật Tsuchida. 
Kết quả: có 2 trường hợp rò loại I tự lành sau điều trị nội khoa và 118 trường hợp cần phải đóng rò, trong số đó có 90 trường hợp không có HMT và 28 trường hợp có HMT. Bệnh nhân được phân loại theo tình trạng ban đầu: loại I có 72 trường hợp, loại II có 12 trường hợp và loại III có 34 trường hợp. Kết quả có 3 trường hợp rò tái phát trong nhóm không HMT, 1 trong nhóm có HMT. Một trong 3 thuộc nhóm không HMT và trường hợp duy nhất có HMT vá thất bạiđã được vá lại lần thứ 2 cho kết quả tốt. 
Kết luận: rò hậu môn – tiền đình ở trẻ em có hậu mônbình thường là dị dạng khá phổ biến ở Việt nam, trong hầu hết các trường hợp có thể xử trí đường rò với 1 lần mổ duy nhất với phẫu thuật Tsuchida

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment