RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
RỐI LOẠN ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Văn Tuấn Tô 1, Nguyễn Thắng Đào 2, Thượng Lễ Nguyễn 2, Thượng Nghĩa Nguyễn 3
Mở đầu: Tiền đái tháo đường được xem là giai đoạn trung gian dẫn tới bệnh đái tháo đường(2). Người cao tuổi tăng huyết áp có kèm bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường gây gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tỷ lệ tử vong(6). Dữ liệu khoa học về tiền đái tháo đường ở người cao tuổi tăng huyết áp tại y tế cơ sở còn thiếu. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát tỷ lệ tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên người cao tuổi bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám của bệnh viện quận 1 TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên người cao tuổi tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa phòng khám của bệnh viện quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang trên dân số bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đang điều trị tăng huyết áp hoặc có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp, chưa từng được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2, đang theo dõi và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 1 TPHCM. Kết quả: Từ tháng 09/2020 đến tháng 06/2021 trong đó có 361 trường hợp thỏa tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ đái tháo đường mới mắc là 11%, và tỷ lệ tiền đái tháo đường 25,8%. Tiền sử gia đình có bệnh đái tháo đường, tình trạng giảm vận động thể lực là hai yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường với tỉ số chênh lần lượt là OR=2,44; KTC 95% :1,43-4,1 (p=0,001); và OR=1,9; KTC 95% 1,02-3,55 (p=0,04). Các yếu tố khác (tuổi, giới, thừa cân, béo phì, vòng bụng to, tỷ lệ eo/hông to, hút thuốc lá, uống rượu/bia, thiếu cơ, đa bệnh, đa thuốc) chưa thấy liên quan với tiền đái tháo đường có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ tiền đái tháo đường trên người cao tuổi tăng huyết áp khám ngoại trú BV quận 1 TPHCM là 25,8% với 2 yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường là tiền sử gia đình có đái tháo đường, tình trạng giảm vận động thể lực. Vì thế trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng thầy thuốc nên chú ý nhóm bệnh này ngày càng tăng trong giai đoạn hiện nay.
Tiền đái tháo đường được xem là giai đoạn trung gian dẫn tới bệnh đái tháo đường do không có dấu hiệu nhận biết, diễn biến âm thầm, thường gâynhầm lẫn với một vài bệnh lý thông thường khác(2). Nếu bệnh nhân tiền đái tháo đường có biện pháp can thiệp sớm và đúng cách về các yếu tố nguy cơ và glucose huyết tương thì có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự bắt đầu của bệnh đái tháo đường(1)(7).Người cao tuổi tăng huyết áp có kèm bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đườnggâygiatăng nguy cơbiến chứngtim mạch và tỷ lệ tử vong. Do đó,phát hiện sớm người cao tuổi tăng huyết áp tại Việt Nam có kèm tiền đái tháo đường và có yếu tố nguy cơ của tiềnđái tháo đường là rất quan trọng và cần thiết trong thực hành lâm sàng ở các thầy thuốc phòng khám. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tỷ lệ tiền đái tháo đường và một số yếu tố nguy cơ trên người cao tuổi bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám của bệnh viện quận 1” với 2 mục tiêu:+Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường và tỷ lệ rối loạn đường huyết ở BN cao tuổi tăng huyết áp.+Xác định một số yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường trên người cao tuổi tăng huyết áp
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiền đái tháo đường, người cao tuổi tăng huyết áp, yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
1. Tạ Văn Bình (2017). “Sống khỏe với bệnh đái tháo đường”. tạp chí đái tháo đường; đặc san 2017, tr.30.
2. Trần Quang Khánh (2021). Nội tiết học lâm sàng. Nhà xuất bản y học.
3. Nguyễn Văn Lành, Nguyễn Văn Tập (2013). “Tình hình bệnh đái tháo đường và một số yêu tố liên quan ở đồng bào dân tộc Khmer từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Hậu Giang”. Tạp chí y học dự phòng; Tập XXIII, số 6. Tr. 142.
4. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Văn Lơ, Hồ Minh Xuân, Cs (2013). “Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh năm 2012”. Tạp chí tim mạch họcViệt Nam; 65, Tr. 1-7.
5. Nguyễn Thị Thu Thủy, Ngô Huy Hoàng, Nguyễn Thị Dung, Cs (2018). “Đánh giá thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người cao tuổi tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh năm 2018”. Khoa học Điều dưỡng; Tập 01 (Số 02), Tr. 15-22.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com