RỐI LOẠN HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
1. Một sản phụ có thai 8 tháng. Theo dõi lúc đầu thai kỳ áp huyết đo được 120/60 mmHg. Hiện tại, áp huyết = 135/80mmHg. Trường hợp này được kết luận là:
a)Không có cao huyết áp vì trị số huyết áp chưa vượt quá 140/90mmHg.
b)Không có cao huyết áp vì áp huyết cực đại chưa tăng quá 30mmHg.
c)Không có cao huyết áp vì áp huyết cực tiểu chưa vượt quá 90mmHg.
d)Có cao huyết áp vì áp huyết cực tiểu tăng hơn 15mmHg so với bình thường.
e)Có cao huyết áp vì huyết áp cực đại tăng hơn 15mmHg so với bình thường.
2. Theo phân loại áp huyết cao trong thai kỳ, hội chứng tiền sản giật- sản giật thuộc nhóm:
a)áp huyết cao do thai đơn thuần.
b)áp huyết cao do thai có kèm albumine/niệu hoặc phù.
c)áp huyết cao mãn tính có kèm theo biến chứng ở thận.
d)áp huyết cao ngẫu nhiên phối hợp với thai kỳ.
e)Là một nhóm bệnh lý riêng biệt, không thuộc nhóm nào kể trên.
3. Trong những biến chứng kể sau, biến chứng nào không liên quan đến tiền sản giật:
a)Nhau bong non.
b)Sẩy thai.
c)Thai chết lưu.
d)Sản giật.
e)Thai kém phát triển trong tử cung.
4. Tổn thương thận hay kết hợp với tiền sản giật nhất là:
a)Phù nề nội mô cầu thận.
b)Viêm đài bể thận.
c)Niệu quản dãn nở, trướng nước.
d)Hoại tử vỏ thận.
e)Hoại tử ống thận cấp.
5. Tuần tự các giai đoạn của một cơn sản giật điển hình là:
a)Co giật – xâm nhiễm – co cứng – hôn mê.
b)Co cứng – co giật – xâm nhiễm – hôn mê.
c)Xâm nhiễm – co cứng – co giật – hôn mê.
d)Xâm nhiễm – co giật – co cứng – hôn mê.
e)Xâm nhiễm – co giật – hôn mê – co cứng.
6. Về sử dụng thuốc hạ áp trong tiền sản giật:
a)Có chỉ định trong tất cả mọi trường hợp.
b)Chỉ có chỉ định trong trường hợp áp huyết >= 160/110mmHg.
c)Thuốc sử dụng an toàn nhất là reserpine.
d)Nên phối hợp với thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide để có hiệu quả nhanh.
e)Tất cả các câu trên đều sai.
7. Tất cả những câu về tiền sản giật sau đây đều đúng, ngoại trừ:
a)Có thể chẩn đoán khi có 2/3 triệu chứng chính là AH cao + albumin niệu + phù.
b)Có thể xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ trong song thai hoặc thai trứng.
c)Cần phải phân biệt với áp huyết cao mãn tính đơn thuần vì hướng xử trí và dự hậu trong 2 trường hợp này khác nhau.
d)Dù ở thể nhẹ vẫn có khả năng biến thành sản giật nếu không được theo dõi và xử trí thích ứng.
e)Thuốc hạ áp là vũ khí chủ lực để ngừa sản giật.
8. Trong trừơng hợp phụ nữ bị cao huyết áp mãn, nếu chức năng thận giảm rõ rệt và áp huyết cao nặng thêm trong lúc mang thai, hướng xử trí đúng nhất là:
a)Truyền dịch.
b)Cho thuốc lợi tiểu.
c)Chấm dứt thai kỳ.
d)Thẩm phân thận và duy trì thai đến đủ ngày.
e)Ghép thận.
9. Trong trường hợp mẹ bị tiền sản giật nặng, tiên lượng cho thai xấu vì:
a)Có thể phải chấm dứt thai kỳ khi thai còn non tháng.
b)Kém phát triển bào thai.
c)Các thuốc sử dụng trong điều trị có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn thai nhau – thai.
d)Sang chấn do can thiệp thủ thuật.
e)Tất cả các câu trên đều đúng.
10. Trong các loại cao huyết áp do thai kỳ, loại nào có tiên lượng xấu nhất cho cả mẹ và thai?
a)Cao huyết áp do thai đơn thuần.
b)Cao huyết áp do thai có kèm albumin niệu hoặc phù.
c)Cao huyết áp mãn tính và thai.
d)Cao huyết áp nặng lên do thai.
e)Tất cả đều có tiên lượng xấu như nhau
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất