Rối loạn khả năng vận động trên mô hình ruồi giấm biểu hiện Protein Alpha-Synuclein gây bệnh Parkinson
Rối loạn khả năng vận động trên mô hình ruồi giấm biểu hiện Protein Alpha-Synuclein gây bệnh Parkinson
Tạ Ngọc Khánh, Trần Quốc Đạt, Lê Hoàng Bích Nga, Nguyễn Trọng Tuệ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Parkinson là một trong những bệnh lý thoái hoá thần kinh phổ biến, với triệu chứng điển hình là rối loạn và suy giảm khả năng vận động. Bệnh đặc trưng bởi sự thoái hóa các tế bào thần kinh sinh dopamine ở vùng chất đen và tích lũy thể Lewy trong não. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh Parkinson, trong đó yếu tố di truyền liên quan tới biểu hiện bất thường của protein alpha-synuclein được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự khởi phát sớm của bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ thống GAL4/UAS với mục đích biểu hiện protein alpha-synuclein tại mô não và đánh giá mức độ ảnh hưởng của protein này lên khả năng vận động và tuổi thọ của mô hình ruồi giấm. Kết quả cho thấy ruồi giấm biểu hiện protein alpha-synuclein bị rối loạn khả năng vận động ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, mức độ suy giảm vận động tăng dần theo tuổi. Hơn nữa tuổi thọ trung bình giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng. Mô hình này hứa hẹn khả năng ứng dụng trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh và sàng lọc dược chất điều trị bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson (Parkinson Disease – PD) có biểu hiện rối loạn vận động phổ biến nhất và là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer, với khoảng 1% dân số trên thế giới ở độ tuổi 65 mắc bệnh và tăng lên gần 5% ở tuổi 85.1 Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn vận động như: run, cứng cơ, chuyển động chậm chạp và tư thế không ổn định. Bên cạnh đó, PD còn tác động lên hệ thần kinh, gây suy giảm khả năng nhận thức và thay đổi hành vi. Đặcđiểm bệnh lý thần kinh chủ yếu của PD là thoái hóa các tế bào thần kinh sản sinh dopamine (Dorpaminergic-DA) trong vùng chất đen liên quan đến sự phát triển của các thể vùi giàu protein gọi là thể Lewy.2Thể Lewy là cấu trúc có dạng hình cầu và ưaaxit, bắt màu mạnh khi dùng hóa chất nhuộm cho protein alpha-synuclein. Các thể Lewy có khả năng tập hợp lại với nhau để tạo thành lõi các bó sợi fibril gây độc và làm thoái hoá các tế bào dopamine, từ đó làm giảm lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não, gây nên các triệu chứng đặc trưng về thần kinh và vận động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa biểu hiện lâm sàng của bệnh Parkinson với việc lắng đọng protein alpha-synuclein nằm ngoài vùng chất đen của não.3,4Đây là một protein kích thước nhỏ (14,5 KDa), gồm 140 axit amin,5định vị ở vùng đầu cuối synap và liên kết với các túi synap. Protein alpha-synuclein được mã hóa bởi gen SNCA (Synuclein Alpha), một trong ba gen thuộc họ synuclein (α, β, γ) ở người.6,7 Alpha-synuclein có chức năng trong việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh.8Sự dẫn truyền thần kinh sẽ bị nhiễu loạn nếu protein này biểu hiện quá mức.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com