Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các yếu tố liên quan
Luận văn Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các yếu tố liên quan.Rối loạn tâm thần là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến mang tính toàn cầu. Trên thế giới cứ 3 người lại có một người bị mắc bệnh (có tiêu chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ [1]. Các rối loạn tâm thần đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do các điều kiện nghèo khổ kéo dài (thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn, việc làm, công việc quá tải), các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính trị và thiên tai [2]. Theo thống kê dịch tễ học về Sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới, các rối loạn (bệnh tật) liên quan đến stress đang gia tăng rất nhanh, tỷ lệ chung trong dân số có thể từ 5% – 10% và thậm chí ở một số nước phát triển con số này còn lên đến 15 % – 20%. Cũng theo WHO, vào năm 2010, các rối loạn tâm thần chiếm 15% tổng số gánh nặng bệnh tật của xã hội.
Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15%. Một số nghiên cứu gần đây vào năm 2014 ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% [3].
Các rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm một nhóm các trạng thái lo âu trầm cảm và rối loạn dạng cơ thể, thường gặp phải trong cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu [4]. Mang thai và sinh con được chứng minh là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và nặng thêm các rối loạn tâm thần. Stress khi mang thai xảy ra ở rất nhiều phụ nữ [5]. Tâm trạng thay đổi khi mang thai có thể được gây ra bởi căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi trong trao đổi chất của cơ thể hoặc bởi các hormone estrogen và progesterone. Mặt khác, còn do mối quan hệ của người phụ nữ trong xã hội, mối quan hệ với chồng và các căng thẳng trong cuộc sống gia đình hàng ngày [6].
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính rằng tỷ lệ các rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ mang thai ở các nước thu nhập thấp trung bình từ 10% đến 41,2% [7].
Tại Việt Nam một nghiên cứu được tiến hành trên phụ nữ mang thai từ 12 đến 20 tuần, sử dụng thang đo trầm cảm sau sinh EPDS cho kết quả có 40% phụ nữ mang thai ở đầu thai kì và 28% phụ nữ mang thai ở cuối thai kì có các rối loạn tâm thần thường gặp [8].
Rối loạn tâm thần thường gặp được coi là nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sự xuất hiện của rối loạn tâm thần thường gặp (CMDs) trong khi mang thai là một yếu tố dự báo trầm cảm sau sinh. Đứa trẻ sơ sinh có bà mẹ bị trầm cảm có sự tăng trưởng phát triển kém hơn so với trẻ sơ sinh của các bà mẹ không bị trầm cảm.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và những yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các yếu tố liên quan” với những mục tiêu chính sau:
1. Mô tả thực trạng rối loạn tâm thần thường gặp đo bằng thang SRQ-20 trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015.
2. Mô tả một số yếu tố về bản thân người phụ nữ, hành vi của chồng và cuộc sống gia đình liên quan đến rối loạn tâm thần thường gặp của phụ
nữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các yếu tố liên quan
1. WHO Intemationnal Consortium in Psychiatric Epidemiology. (2000). Cross-national comparisons of the prevalences and corelates of mental disorders. Bull World Health Organ, 78(4), 413-426.
2. WHO. (2008). Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới- Một căn bệnh tiềm
an. Thông cáo báo chí.
http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2008/1010200
8/vi/
3. Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng. (2014). Những nỗ lực của ngành Tâm thần Việt Nam trong chăm sóc sức khỏe Tâm thần. http: //benhvientamthan.danang.gov.vn/suc-khoe-tam-
than/14/24/nhung-no-luc-cua-nganh-tam-than-viet-nam-trong-cham- soc-suc-khoe-tam-than.html.
4. Goldberg D, Huxley P (1992), Common mental disorders: a biosocial model, London, England: Tavistock/Routledge.
5. Evans J, Heron J, Francomb H, et al. (2001). Cohort study of depressed mood during pregnancy and after childbirth. Br Med J, 323, 257-60.
6. Nguyễn Ngọc Quang, (2012). Rối loạn tâm thần ở phụ nữ mang thai và sau sinh. http://phunuonline.com.vn/suc-khoe/bac-si-gia-dinh/roi-loan- tam-than-o-phu-nu-mang-thai-va- sau- sinh/a70414.html
7. World Health Organozation (2008), Maternal mental health and child health and development in low and middle income countries: reportof the meeting held in Geneva, Switzerland, Geneva: World Health Orgnanozation.
8. Thach D Tran, Tuan Tran, Julie A, et al.(2014). Infant motor development in rural Vietnam and intrauterine exposures to anaemia, iron deficiency and common mental disorders: a prospective community-based study. BMC Pregnancy Childbirth, 14.
9. World health Organization (2001), Theworld health report 2001- mental helth: new understanding, new hope, Geneva: WHO.
10. Patel V, Kleinman A. (2003). Poverty and common mental disorders in developing countries. Bulletin of the World Health Organization, 81, 609-15.
11. World Health Organization (2000), Women’s mental health: an evidence-based review, Geneva:World Health Organization.
12.Santos IS, Matijasevich A, Tavares BF, et al. (2007). Comparing validity of Edinburgh scale and SRQ20 in screening for post-partum depression. Clin Pract Epidemiol Ment Health, 3, 18.
13. Risal A.(2011). Common mental disorders. Kathmandu Univ Med J, 35(3), 213-7.
14. Paula Borba, Carla Fonseca Zambaldi, Amaury Cantilino, et al. (2012). Common mental disorders in mothers vs infant and obstetric outcomes: a review Trends in Psychiatry and Psychotherapy, 4, 171-177.
15. A cheat sheet to pregnancy hormones. http://www.parents.com/pregnancy/my-life/emotions/understanding- pregnancy-hormones/
16. Fisher J, Cabral de Mello M, Patel V, et al. (2012). Prevalence and determinants of common perinatal mental disorders in women in low- and lower-middle-income countries: a systematic review. Bull World Health Organ, 90(2), 139G-149G.
17. Faisal- Cury A, Menezes P, Araya R, et al. (2009). Common mental disorders during pregnancy: prevalence and associated factor among low-income women in Sao Paulo, Brazil. Arch Womens Ment Health, 26, 335-43.
18. Mohammed Taha, Mulusew G.Jebena, Mustafa al’Absi, et al. (2014). Prevalence of common mental disorders it’s associated factors during pregnancy in southwest Ethiopia: finding from Ju-KRP pilot study.
Jimma University and the Khat Reseach Program, 31.
19. Ana BL, Sandra V, Thalia V. (2014). Common mental disorders and intimate partner violence in pregnancy. Rev Saude Pusblica, 48(1), 29¬
35.
20. Mamo D, Worku A. Prevalence and asociated factors of mental distress during pregnancy among antenatal care attendees at Saint Paul’s hospital, addis ABABA. Jimma University and the Khat Reseach Program, 35.
21. Fisher J, Tran T, Duc Tran T, et al. (2013). Prevalence and risk factors for symptoms of common mental disorders in early and late pregnancy in Vietnamese women: a prospective population-based study. J Affect Disord, 146(2), 213-219.
22. Vianna P, Bauer ME, Domfeld D, et al. (2011). Distress condition during pregnancy may lead to pre-eclampsia by increasing cortisol levels and altering lymphocyte sensitivity to glucocorticoids. Med
Hypotheses, 77, 188-91.
23. Shamsi U, Hatcher J, Shamsi A, et al. (2010). A multicentre matched case control study of risk factors for Preeclampsia in healthy women in Pakistan. BMC Women’s Health, 10, 14.
24. Halon C, Medhin G, Alem A, et al. (2009). Imfact of antenatal common mental disorders upon perinatal outcomes in Ethiopia: the P- MaMiE population-based cohort study. Trop Med Int Health, 14, 156¬66.
25. Andersson L, Sundstrom-Poromaa I, Bixo M, et al. (2013). Point prevalence of psychiatric disorders during the second trimester o pregnancy: a population-based study. Am J Obstet Gynecol, 189, 148¬54.
26. Dole N, Savitz A, Hertz-Picciotto I, et al.(2003). Maternal stress and preterm birth. Am J Epidemiol, 157, 14-24.
27. Dayan J, Creveuil C, Herlicoviez M, et al.(2002). Role of anxiety and depression in the onset of spontaneous preterm labor. Am J Epidemiol, 155, 293-301.
28. Evans J, Heron J, Patel RR, et al.(2007). Depressive symptoms during pregnancy and low birth weight at term : longitudinal study. Br J
Psychiatry, 191, 84-5.
29. Adewuya AO, Ola BO, Aloba OO, et al. (2008). Impact of postnatal depression on infants’ growth in Nigeria. J Affect Disord, 108(1-2), 191-193.
30. Tran TD, Biggs BA, Tran T, et al. (2013). Impact on Infants’ Cognitive Development of Antenatal Expouse to Iron Deficiency Disorder and Common Mental Disorders. PloS One, 8(9), e74876.
31. Fisher J, Tran T, La BT, et al. (2010). Common perinatal mental disorders in northern Vietnam: community prevalence and health care use. Bull World Health Organ, 88(10), 737-745.
32. Tran Td, Biggs BA, Tran T, et al. (2013). Psychological and social factors associated with late pregnancy iron deficiency anaemia in rural Viet Nam: a population-based prospective study. Plos One, 8(10), e78162.
33. Beusenberg M, Orley J (1994), A User’s guide to the self reporting questionnaire, Geneva: World Health Organization, Division of Mental Health.
34. A. Assuncao, C.J. Machado, H.A.C Prais, et al.(2013). Working condiyions and common mental disorders in physician in Brazil.
Occupational Medicine, 63, 234-237.
35. Facundes VL, Ludermir AB.(2005). Common mental disorders among health care student. Rev Bras Psiquiatr, 27(3), 194-200.
36. Lima MC, Domingues Mde S, Cerqueira AT. (2006). Prevalence and risk factors of common mental disorders among medical studens. Rev Saude Publica, 40(6), 1035-41.
37. Stewart RC, Bunn J, Vokhiwa M, et al.(2010). Common mental disorder and asociated factor amongst women with young infants in rural Malawi. Soc Psychiat Epidemiol.45(5), 551-9.
38. Mari JJ, Williams P.(1986). A validity study of a psychiatric screening questionnaire (SRQ-20) in primary care in the city of Sao Paulo. Br J
Psychiatry, 148, 23-6.
39. Willem F Scholte, Femke Verduin, Anouk van Lammeren, et al.(2011). Psychometric properties and longitudinal validation of the self-reporting questionnaire (SRQ-20) in a Rwandan community setting: a validation study. BMC Medical Reseach Methodology, 11, 116.
40. T, Harpham T, Huong NT.(2004). Validity and Reliability of the Self¬reporting Questionnaire 20 Items in Vietnam. Hong Kong Journal of Psychiatry, 14(3), 15-18.
41. Giang BK, Allebeck P, Kullgren G, et al.(2006). The Vietnamese version of the Self Reporting Questionnaire 20 (SRQ-20) in detecting mental disorders in rural Vietnam: A validation study. International Journal of Social Psychiatry, 52(2), 175-84.
42. Khi mang thai bạn sẽ ngạc nhiên. http://www.tienphong.vn/Khoe- Dep-Suc-Khoe/khi-mang-thai-ban-se-ngac-nhien-54064.tpo.
43. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2011), Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: ước muốn thâm căn, công nghệ tiến tiến.
MỤC LỤC Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ có thai dưới 24 tuần tại huyện Đông Anh- Hà Nội năm 2014-2015 và các yếu tố liên quan
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Các khái niệm và định nghĩa 3
1.1.1 Rối loạn tâm thần thường gặp (Common mental disorders) 3
1.1.2 Rối loạn tâm thần thường gặp trên phụ nữ mang thai 3
1.2 Sức khỏe tâm thần trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu 5
13 Tình hình rối loạn tâm thần thường gặp đối với phụ nữ mang thai .. 7
1.3.1Tình hình trên thế giới 7
1.3.2Tình hình tại Việt Nam 8
1.3.3Hậu quả của CMDs 9
1.4 Các thang đo rối loạn tâm thần thường gặp 11
1.4.1 Thang đo SRQ-20 11
1.4.2 Thang đo trầm cảm sau sinh (EPDS): 13
1.4.3 Thang đo International Classification of Diseases (ICD-10) và Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders- IV (DSM-IV)… 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 15
2.1.2Thời gian nghiên cứu 17
2.2 Đối tượng nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1Thiết kế nghiên cứu 18
2.3.2CỠ mâu và cách chọn mâu 18
2.3.2.1 Cỡ mẫu 18
2.3.2.2 Cách chọn mẫu 18
2.33Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.4 Kỹ thuật và phương pháp thu thập thông tin 21
2.5 Quy trình thu thập số liệu. 21
2.6 Sai số trong nghiên cứu 22
2.7 Phân tích số liệu 23
2.8 Đạo đức nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 24
3.1 Thực trạng rối loạn tâm thần thường gặp ở phụ nữ có thai dưới 24
tuần tuổi 24
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2Tỉ lệ phụ nữ có thai dưới 24 tuần tuổi có rối loạn tâm thần thường gặp 26
3.2 CMDs và các yếu tố liên quan 29
3.2.1Mối liên quan giữa CMDs và các yếu tố cá nhân người phụ nữ29 3.2.2Mối liên quan giữa CMDs và sức khỏe sinh sản của người phụ
nữ 30
3.2.3Mối liên quan giữa CMDs trên phụ nữ mang thai dưới 24 tuần
tuổi và yếu tố gia đình xã hội 31
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 34
4.1 Tỷ lệ phụ nữ bị rối loạn tâm thần thường gặp 34
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến CMDs 36
4.3 Các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần thường gặp đối với phụ
nữ mang thai 37
4.4 Hạn chế của nghiên cứu 40
KẾT LUẬN 41
KHUYẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG
Hình 1 : Bản đồ huyện Đông Anh- Hà Nội 16
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phụ nữ có thai dưới 24 tuần có CMDs 26
Bảng 3.1: Bảng thông tin chung của phụ nữ mang thai 24
Bảng 3.2: Bảng phân bố tỷ lệ CMDs theo nhóm tuổi 26
Bảng 3.3: Phân bố tỉ lệ CMDs theo trình độ học vấn 27
Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ CMDs theo nhóm nghề nghiệp 28
Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ CMDs theo các nhóm kinh tế 28
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa CMDs và các yếu tố cá nhân 29
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tiền sử có sảy, lưu hoặc phá thai và tình trạng
CMDs 30
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến người chồng và tình
trạng CMDs 31
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa hành vi của người chồng và tình trạng CMDs 32 Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tần suất cãi nhau giữa hai vợ chồng và tình
trạng CMDs 32
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa việc sống chung với bố mẹ chồng và tình trạng CMDs 33