Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí Minh.Trong thực tế cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ về rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Là nhóm người dễ bị tổn thương nên người nhiễm HIV/AIDS càng dễ bị rơi vào rối loạn trầm cảm.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, dân số hơn 90 triệu người. Theo số liệu thống kê năm 2011, có khoảng 197.335 người sống chung với HIV/AIDS. Con số này tiếp tục tăng lên 263.317 người trong năm 2015 [21]. Giống như những người sống chung với HIV/AIDS trên thế giới, người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam cũng các gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Do những đặc trưng về căn bệnh này, nguồn lây bệnh, đối tượng mang bệnh nên sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV còn khá nặng nề và kéo theo những hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV/AIDS chưa đáp ứng như mong đợi.
Bao nhiêu thế kỷ qua, nhân loại vẫn đang cố gắng dùng mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả của HIV/AIDS. Cả th ế giới đang chung tay cùng nhau đẩy lùi tác hại của HIV/AIDS. Có thể nói HIV/AIDS mang đến hậu quả là bệnh tật, đói nghèo và đau khổcho con người. Ngoài sự tàn phá v ề sức khỏe thể chất, căn bệnh thế kỷ này còn tàn phá sức khỏe tâm trí của con người m ột cách khủng khiếp. Chính điều đó ngày càng làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS bị trầm cảm. Thực tế, họ là đối tượng cần được hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt về mặt sinh học, xã hội và tâm lý. Trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS làm giảm khả năng lao động, thu rút xã hội, suy giảm thể chất, là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp đồng thời khiến người ta gặp khó khăn trong việc giải quyết mọi vấn đề, xuất hiện nguy cơ gãy đổ về mặt tình cảm như ly hôn, bệnh tật, chết chóc.
Vì vậy rất cần có những dự án vì cộng đồng, những nghiên cứu về người nhiễm HIV/AIDS để tìm hiểu những rối loạn trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS. Theo số liệu trong một cuộc khảo sát quốc gia ở Pháp (2016), tỷ lệ trầm cảm của người sống chung với HIV/AIDS là 21%, ở Nam Phi con số này lên tới 42,4% [28]. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát cắt ngang trên 1.503 bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị ARV ở hai phòng khám HIV tại Hà Nội năm 2016, kết quả tỷ lệtrầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS là 26,2%, điểm số cao hơn ở hỗ trợ xã hội, đặc biệt là hỗ trợ tình cảm/thông tin và tương tác xã hội tích cực sẽ cho thấy mối liên hệ đáng kể với trầm cảm thấp hơn [22].
Nhận thấy đây là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt, các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam chưa nhiều, một số nghiên cứu như trên chỉ dừng lại ở tỷ lệtrầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS và bước đầu tiếp cận ở các khoa học khác như : Y học, Dịch tễ học, Xã hội học, Nhân chủng học. Trầm cảm nhìn từ góc độ tâm lý học sẽ khác so với các khoa học khác. Khi mà trầm cảm trở thành vấn đề sức khỏe
tâm thần phổ biến nhất trong các vấn đề liên quan tới sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS.
Đối với tôi, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, tôi có cơ hội được tham gia mạng lưới phi chính phủ về truyền thông và chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, tôi đã có cơ hội được tiếp cận, được làm việc, được lắng nghe, chia sẻ về những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của những người nhiễm HIV/AIDS. Quá
trình công tác khiến tôi nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng đỡ, hỗ trợ tâm lý mang lại cho người nhiễm HIV/AIDS trong việc xoa dịu đau buồn, lo lắng, sợ hãi và trấn an tinh thần cho họ, tạo ra những tác động tích cực đối với quá trình điều trị của người nhiễm HIV/AIDS.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Rối loạn trầm cảm trên ngƣời nhiễm HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp. Tôi hy vọng nghiên cứu này có đóng góp nhỏ vào việc nhận diện chứng RLTC của bệnh nhân HIV, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân HIV nói chung. Xác định mục đích tìm hiểu thực trạng các rối loạn trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm của người nhiểm HIV/AIDS, đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế các rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giớiTheo một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)trong năm 2010 có 298 triệu người mắc trầm cảm (chiếm tỷ lệ 4,3% dân số toàn
cầu). Có sự khác nhau về tỷ lệ người mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên thế giới: Nhật Bản là 3%, Mỹ chiếm 17%.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI
NHIỄM HIV/AIDS …………………………………………………………………………………….. 10
1.1. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm ………………………………………………. 10
1.2. Cơ sở lý luận về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ……………………. 22
1.3. Nghiên cứu RLTC của người nhiễm HIV/AIDS dựa trên thang đo Beck ……… 29
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS……………. 34
1.5. Biện pháp hạn chế các rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS …………… 37
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………. 40
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ……………………………………………… 40
2.2. Tổ chức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 41
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………….. 42
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM
HIV/AIDS TẠI PHÕNG KHÁM NGOẠI TRÖ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………………………………………………………… 49
3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huy ện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh ………………………… 49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….. 72
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………… 41
Bảng 3.1. Kết quả mức độ rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck ……………………… 49
Bảng 3.2. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt tâm lý theo thang đo Beck …….. 51
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt cơ thể theo thang đo Beck …….. 56
Bảng 3.4. Yếu tố mối quan hệ trong gia đình ………………………………………………….. 58
Bảng 3.5. Yếu tố dịch vụ hỗ trợ …………………………………………………………………….. 59
Bảng 3.6. Mối quan hệ với môi trường xung quanh …………………………………………. 60
Bảng 3.7. Nhận thức bản thân ……………………………………………………………………….. 62
Bảng 3.8. Thái độ sống của bản thân ……………………………………………………………… 63
Bảng 3.9. Biện pháp tác động làm giảm rối loạn trầm cảm ……………………………….. 6