Sàng lọc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi có sốt tại phòng khám bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2013

Sàng lọc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi có sốt tại phòng khám bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2013

Luận văn thạc sĩ y học Sàng lọc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi có sốt tại phòng khám bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2013/ Nguyễn Đình Mạnh. 2013. Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) và tiêu hoá. Theo WHO [89] có khoảng 3-8% trẻ gái và 1-3,0% trẻ trai ít nhất một lần mắc NKTN khi được 7 tuổi. Theo N. Shaikh [84], hàng năm, số lần khám trẻ em mắc NKTN của các bác sỹ nhi chiếm 0,7% so với tổng số lần khám bệnh và chiếm 5-15% so với tổng số lần khám cấp cứu cho trẻ em. Còn theo Steven [85], hàng năm trẻ em phải đi khám bệnh vì NKTN là 1,1 tỷ lần.

Tỷ lệ NKTN tại bệnh viện ở Việt Nam còn cao. Theo Lê Nam Trà và Trần Đình Long [7] từ 1981 đến 1990, NKTN chiếm 12,11% so với số bệnh nhân vào Khoa Thận – Tiết niệu Viện BVSKTE. Tại bệnh viện Đà Nẵng, theo Lê Thị Kim Anh [1] tỷ lệ NKTN ở trẻ dưới 15 tuổi là 22,3% so với số tổng số trẻ vào viện năm 1998. Theo Lê Tố Như [9], Nguyễn Thị Tâm [11] nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng trên 5%.

Gần đây người ta thấy trẻ nhỏ bị sốt khi làm cộng hưởng từ thận thấy có viêm thận bể thận, đặt các trẻ này vào tình trạng có thể bị sẹo thận, dẫn đến các di chứng lâu dài như tăng huyết áp, suy thận. Điều quan trọng đối với các bác sỹ là phải phát hiện ra bệnh, đánh giá tình trạng đường tiết niệu và theo dõi tái phát. Không may, ở trẻ nhỏ các dấu hiệu lâm sàng kinh điển của NKTN lại không điển hình như ở trẻ lớn và người lớn. Sốt là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi NKTN nhưng sốt cũng là triệu chứng của nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác. Do vậy việc xác định liệu trẻ sốt vào khám bệnh tỷ lệ trẻ mắc NKTN là bao nhiêu và kháng sinh vẫn còn nhậy cảm với vi khuẩn gây NKTN là mối quan tâm của chúng tôi.

Các vi khuẩn gây NKTN rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Trong số các vi khuẩn gây NKTN hàng đầu là E.coli, Proteus và Klebsiella. Theo Capdevial [33], NP. Goldraich [47], SA. Lutter [63], A. Theresa [86], WHO [89] E.coli chiếm 70-90%. Theo KC. Lu và CS [62], D. Prais [74] E. coli chiếm 72,5¬86%, Proteus 8,3% và Klebsiella chiếm 4,7-6%. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thị Quỳnh Hương [6], Trần Đình Long và Nguyễn Thị Ánh Tuyết [8], Nguyễn Ngọc Sáng [10] và Lê Nam Trà [16] E. coli gây NKTN chiếm 30-70%. Hơn nữa, các vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng lại các kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh NKTN ở mức độ cao. Theo V. Arreguin và CS [24] E. coli đã kháng 68,4¬70% với ampicillin, 19,5-24%, 36,3% với ciprofloxacin, 37-64,7% với cephalothin, 12,2% với ceftriaxon, 5-18,7% với cefuroxim, 8-19% với nitrofurantoin, 31-54,3% với co-trimoxazol, 18,9% với gentamicin. Nghiên cứu ở Việt Nam [3], [10] cũng thấy vi khuẩn kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường để điều trị NKTN giống như báo cáo của WHO [89]: ampicillin bị kháng 39-45%, co-trimoxazol 14-31%, nitrofurantoin 1,8-16% và fluoroquinolon 0,7¬10%.

Từ tổng quan trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:

1.    Khảo sát tỷ lệ NKTN ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi có sốt vào khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2013.

2.    Mô tả sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được với kháng sinh trên kháng sinh đồ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiêng việt

1.    Lê Thị Kim Anh và CS (1999), “Tình hình nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện Đà Nẵng năm 1998”, Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh. Viện Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới, Tr. 128-132. +

2.    Nguyễn Văn Bàng, Lê Nam Trà (1979), “Nhiễm khuẩn tiết niệu trên trẻ suy dinh dưỡng nặng”, Tạp chí Y học thực hành, số 6, Tr. 35-38.+

3.    Đặng Văn Chức, Nguyễn Ngọc Sáng (2005), “Nguyên nhân và kết quả điều trị 148 bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ 1/2002 đến 12/2004”, Y học Việt Nam. Tập 313 số đặc biệt, Tr. 471 – 478.+

4.    Đặng Văn Chức (2010), “Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ 2 tháng đến 6 tuổi tại một số vùng của Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.+

5.    Tô Văn Hải (2003), “Nghiên cứu về triệu chứng và các yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 1 đến 60 tháng tuổi”, Nhi Khoa-Hội nhi khoa Việt nam, Tập 11. số 1, Tr. 64-69.+

6.    Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Thanh Nhàn và CS (2005), “Nhận xét triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 11/2003 đến 10/2004”, Y học Việt Nam, tập 311, Tr. 37-42.+

7.    Trần Đình Long, Lê Nam Trà (1991), “Tử vong do bệnh thận tiết niệu ở trẻ em tại viện BVSKTE 1981-1990”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm (1981-1990), Tr.100-107.+

8.    Trần Đình Long, Nguyễn Thị Ánh Tuyết và CS (2005), “Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em”, Tạp chí nghiên cứu y học quyển 35 số 2, Tr. 210-214.+

9.    Lê Tố Như, Lê Nam Trà (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Nghiên cứu Y học quyển 35 số 2, Tr. 198-201.+

10.    Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Lan Anh (2002), “Nhận xét về lâm sàng và vi khuẩn gây bệnh trên 123 trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em”, Nhi Khoa- Hội Nhi khoa Việt nam. Tập 10. số đặc biệt, Tr. 304 – 311.+

11.    Nguyễn Thị Tâm (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Nhi, ĐHY Hài Phòng, 2010.+

12.    Dương Đình Thiện (2001), ”Một số công thức tính cỡ mẫu”, Dịch tễ học lâm sàng, NXB Y học, tập 2, Tr. 341-347.+

13.    Nguyễn Xuân Thụ (1997), “Các dị dạng tiết niệu sinh dục”, Cẩm nang nhi khoa, NXBYH, Tr. 481-496.+

14.    Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Bàng, Đặng Nguyệt Bính và Vũ Văn Hậu (1977), “Nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em”, Nhi Khoa. Tài liệu nghiên cứu, số 1, Tr. 72 – 83.+

15.    Lê Nam Trà và CS (2001), “Suy dinh dưỡng ở trẻ em”, Bài giảng nhi khoa tập I. Nhà xuất bản y học Hà Nội, Tr. 199-207.

16.    Lê Nam Trà và CS (2001), “Nhiễm khuẩn đường tiết niệu”, Bài giảng nhi khoa tập II, NXBYH Hà Nội, Tr. 168-176.+

17.    Đặng Hồng Văn (2011), “Nghiên cứu nồng độ 25(OH)D3 và Peptid LL – 37 huyết thanh ở bệnh nhi nhiễm khuẩn tiết niệu”, Luận văn thạc sỹ y học – Đại học Y Hà Nội.

18.    Nguyễn Bích Vân (2013), “Khảo sát nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em 2 tháng đến 15 tuổi tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2010-2012”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, ĐHY Hải Phòng.+

Leave a Comment