SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ NAVELBIN-CISPLATIN VÀ PACLITAXEL-CISPLATIN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV

SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ NAVELBIN-CISPLATIN VÀ PACLITAXEL-CISPLATIN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV

SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ NAVELBIN-CISPLATIN VÀ PACLITAXEL-CISPLATIN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV
Trịnh Lê Huy1,2, Trần Đình Anh2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị của phác đồ Navelbin-Cisplatin và Paclitaxel-Cisplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, trên 70 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV được phân làm hai nhóm: điều trị bằng phác đồ Navelbine-Cisplatin (35 bệnh nhân) và Paclitaxel-Cisplatin (35 bệnh nhân)tại khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 1/2014 đến 11/2020. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ của hai phác đồ navelbin-cisplatin và paclitaxel-cisplatin lần lượt là 31,4% và 34,3%, (p>0,05). Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển ở hai phác đồ navelbin-cisplatin và paclitaxel-cisplatin lần lượt là 4,5 tháng và 5 tháng, trung vị thời gian sống thêm toàn bộ với hai phác đồ navelbin-cisplatin và paclitaxel-cisplatin lần lượt là 10,5 tháng và 10,8 tháng; (p>0,05). Các tác dụng không mongmuốn gặp với tỷ lệ thấp, chủ yếu ở mức độ nhẹ (độ 1/2). Tỷ lệ hạ bạch cầu hạt và viêm miệng cao hơn ở nhóm điều trị bằng phác đồ Navelbin-cisplatin, trong khi đó tỷ lệ tác dụng không mong muốn lên thần kinh ở nhóm paclitaxel-cisplatin cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: hai phác đồ có hiệu quả tương đương về mặt ung thư học với hồ sơ an toàn khác nhau.

Ung thư phổi (UTP) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trên toàn thế giới, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới tại các nước phát triển và đang phát triển đồng thời có xu hướng ngày càng  gia  tăng. Theo  GLOBOCAN  2020,  tại  Việt Nam,  UTP  cũng  đứng  thứ  2  ở  cả  hai  giới  với khoảng  26262  ca  mới  mắc  chiếm  tỷ  lệ  14,4% tổng  số  ca  mới  mắc,  số  ca  tử  vong  là  23797 chiếm tỷ lệ 19,4% tổng số ca tử vong do ung thư.[1]Tại thời điểm chẩn đoán, có khoảng 40% bệnhnhân UTPKTBN đã có di căn và không còn khả năng phẫu thuật hoặc hóa xạ trị đồng thời. Bệnh sử tự nhiên của UTPKTBN di căn thường có tiên lượng rất xấu với thời gian sống trung bình khoảng 4 tháng và chỉ 5 -10% số bệnh nhân đó có thể sống 1 năm.[2]Một phân tích gộp đã rút ra kết luận rằng: so với chăm sóc giảm nhẹ đơn thuần thì điều trị hóa chất  toàn  thân  cho  bệnh  nhân  ung  thư  phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn bằng phác đồ hai thuốc có platinum cảithiệntỷ lệ sống thêm sau  1  nămthêm  10%.[3] Hơn  nữa,phân  tích cũng chỉ raphác đồ hóa trị bộ đôi chứaplatinum cũng cải thiện đáng kể thời gian sống thêm so với các thuốc cũ.[3]Phác đồ paclitaxel kết hợp cisplatin đã được nhiều  nghiên  cứu  trong  và  ngoài  nước  chứng minh là có hiệu quả cao và an toàn trong điều trị UTPKTB  giai  đoạn  IV.  Gần  đây,  một  hoạt  chất mới là vinrorelbin(navelbin) cũng bắt đầu chứng minh được hiệu quả trong điều trị UTPKTBN giai đoạn IV khi điều trị đơn chất hay khi kết hợp với cisplatin qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước.[4] Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn hiệu quả và độc tính của phác đồ này trên quẩn thể bệnh nhân nước ta, chúng tôi chọn đề tài này với mục tiêu sau: So sánh kết quả điều trịcủa phác đồ Navelbin-Cisplatin và Paclitaxel-Cisplatin trongđiều trị ung thư phổi khôngtế bào nhỏ giai đoạn IV

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV, Paclitaxel, Navelbin, Cisplatin

Tài liệu tham khảo
1. Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L. et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians.2021; 71(3): 209-249. 
2. Non-small cell lung cancercollaborative group (2005). Chemotherapy in non-small cell lung cancer: A meta-analysisusing updated data on individual patientsfrom 52 randomized clinical trials. BMJ; 311: 899–909. 
3. Non-small cell lung cancercollaborative group (2005). Chemotherapy in non-small cell lung cancer: A meta-analysisusing updated data on individual patientsfrom 52 randomized clinical trials. BMJ; 311: 899–909. 
4. Bunn PA (2002). Chemotherapy foradvanced non-small-cell lung cancer: who,what, when, why? J Clin Oncol, 20:23s–33s. 
5. Phạm Văn Trường (2013), Đánh giá hiệu quả hóa trị phác đồ vinorelbine-cisplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại Bệnh viện K, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
6. Kelly, K., Crowley, J., Bunn Jr, P. A., Presant, C. A., Grevstad, P. K., Moinpour, C. M., … & Gandara, D. R. (2001). Randomized phase III trial of paclitaxel plus carboplatin versus vinorelbine plus cisplatin in the treatment of patients with advanced non–small-cell lung cancer: a Southwest Oncology Group trial. Journal of Clinical Oncology, 19(13), 3210-3218. 
7. Novello, S., Kielhorn, A., Stynes, G., Selvaggi, G., De Marinis, F., Maestri, A., … & Italian Lung Cancer Project Investigators. (2005). Cost-minimisation analysis comparing gemcitabine/cisplatin, paclitaxel/carboplatin and vinorelbine/cisplatin in the treatment of advanced non-small cell lung cancer in Italy. Lung Cancer, 48(3), 379-387. 
8. Scagliotti, G. V., De Marinis, F., Rinaldi, M., Crino, L., Gridelli, C., Ricci, S., … & Tonato, M. (2002). Phase III randomized trial comparing three platinum-based doublets in advanced non–small-cell lung cancer. Journal of Clinical Oncology, 20(21), 4285-4291. 

SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ NAVELBIN-CISPLATIN VÀ PACLITAXEL-CISPLATIN TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV

Leave a Comment