SIÊU ÂM MÀU CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP

SIÊU ÂM MÀU CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP

 SIÊU ÂM MÀU CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP

Lê Văn Tài (1), Nguyễn Thiện Hùng (1), An Thanh Hải (1), Nguyễn Quý Khoáng (2)
TÓM TẮT
MỤC ĐÍCH: Dựa trên nguyên lý có hiện tượng dãn mạch (vasodilatation) trong cấu trúc viêm nhiễm, dùng siêu âm Doppler màu đánh giá sự tăng tưới máu (hyperemia) ruột thừa viêm sung huyết và hoại tử chưa biến chứng thủng và viêm ruột thừa hoại tử có biến chứngthủng. Tìm sự khác biệt giữa áp-xe, đám quánh, đám quánh áp-xe hoá, viêm phúc mạc khu trú và toàn thể. 
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP: Tiền cứu đối chiếu kết quả phẫu thuật có giải phẫu bệnh lý 63 trường hợp 32 nam 31 nữ, 2-79 tuổi, bao gồm tất cả trường hợp đau bụng cấp và bán cấp nghi ngờ viêm ruột thừa. Dùng đầu dò linear 3. 75-6 MHz, siê u âm đen trắng trước, sau khi tìm được ruột thừa viêm dùng siêu âm Doppler màu đánh giá hiện tượng hyperemia trong vách ruột thừa có hay không. Nếu co,  chia theo 3 mức độ: ít (sparse hay focal): 1-2 tín hiệu màu (pixel), trung bình: 3-4 pixels, nhiề u (abundant hay scattered): > 4 pixels, 
sau cùng khảo sát Doppler phổ đo vận tốc và chỉ số RI. Trong những trường hợp viêm ruột thừa hoại tử có biến chứ ng thủ ng, tìm hiện tượng hyperemia quanh ruộ t thừa bao gồm dịch tụ khu trú quanh ruột thừa (áp-xe), vách ruột, mạc nối, cơ psoas. 
KẾT QUẢ: Trong 63 trường hợp theo dõi được, có 61 trường hợp viêm ruột thừa (96. 8%): 60 trường hợp được mổ, 1 trường hợp không mổ vì khi theo dõi thấy phù hợp với đám quánh ruột thừa, có 2 trường hợp mổ không do viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa cấp chưa biến chứng thủ ng 42 trường hợp, 40 trường hợp (95%) có tăng tưới máu (hyperemia), mức độ ít 12 trường hợp (30%), mức độ trung bình 5 trường hợp (13%), mức độ nhiều 23 trường hợp (57%), không có hyperemia 2 trường hợp (5%). Vận tốc thấp 7-33cm/s, trung bình 16 cm/s, vận tốc tâm trương cao do dãn mạch nên RI thấp 0. 43-0. 79, trung bình: 0. 6. Trong 19 trường hợpviêm ruột thừa cấp biến chứng thủng, 17 trường hợp còn thấy ruột thừa và 2 trươ ng hợp không thấy do ruột thừa vỡvụn hoàn toàn. Có 11 trường hợp (58%) có hyperemia: mức độ ít 3 trường hợp (27%), mức độ trung bình 2 trường hợp (18%), mức độ nhiều 6 trường hợp (55%), không có hyperemia 6 trường hợp (32%). Trong 8 trường hợp không có tín hiệu màucó 6 trường hợp lớp echo dầy dưới niêm mạc không thấy do bị hoại tử hoàn toàn, 2 trường hợp lớp dưới niêm không còn nguyên vẹn. Vận tốc thấp, vận tốc tâm trương cao, RI thấp như trong trường hợp viêm ruột thừa chưa biến chứng thủng. 
Trong số 19 trường hợp viêm ruột thừa biến chứng thủng có 9 trường hợp (47%) là áp xe, Doppler màu có tăng tưới máu ở ngoại vi ổ áp xe (perihyperemia) 100%, trong số nầy có 2 trường hợp vừa có tăng tưới máu ở ngoại vi và trung tâm ổ áp xe. Đám quánh áp-xe hóa 5 trường hợp (26%) đều có tăng tưới máu ở mô chung quanh ruột thừa viêm hoại tử (bao gồm vách ruột, mở mạcnối, cơ psoas) do có hiện tượng viêm tấy quanh ruột thừa viêm hoại tử. Viêm phúc mạc khu trú có 2 trường hợp (11%) 1 trường hợp có perihyperemia, 1 trường hợp không có. Viêm phúc mạc toàn thể 1 trường hợp (5%) không có perihyperemia. Đám quánh ruột thừa 2 trường hợp (11%) không có perihyperemia do hiện tượng viêm không nhiều và thuyên giảm. 
KẾT LUẬN: Siêu âm Doppler màu cho thấy đa số viêm ruột thừa cấp có tăng tín hiệu màu trong vách ruột, có vận tốc thấp, vận tốc tâm trương tăng, chỉ số kháng RI thấp. Khi lớp echo dầy dưới niêm mạc bị phá hủy hoàn toàn thì không có tín hiệu màu. Hình ảnh tăng tín hiệu màu quanh ruột thừa viê m có biế n chứ ng thủ ng bước đầu giúp ích cho chẩn đoán phân biệt áp-xe

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment