SO SÁNH ÁP DỤNG THANG ĐIỂM CRIB ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN SƠ SINH Ở KHOA HỒI SỨC
SO SÁNH ÁP DỤNG THANG ĐIỂM CRIB ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỬ VONG TRÊN SƠ SINH Ở KHOA HỒI SỨC VÀ CẤP CỨU BV NĐ II TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 2000-2002
Võ Công Đồng*, Phạm Lê An*
TÓM TẮT
Các thang tiên lượng tử vong đang được dùng phổ biến để hiẹu chỉnh nguy cơ tử vong trong các nghiên cứu lâm sàng và đánh giá chất lượng. Hiện nay thang tiên lượng tử vong CRIB là một công cụ được dùng phô biến trong các khoa Hồi sức sơ sinh cũng như các phòng cấp cứu Nhi.
Mục tiêu: nhằm so sánh khả năng phân cách và định cỡ của thang điểm CRIB trên hai dân số sơ sinh (bao gồm sơ sinh non tháng nhẹ cân ) có mô hình bệnh khác nhau là hồi sức và cấp cứu nhi tại BV NĐ 2 TP HCM.
Phương pháp: dữ liệu được thu thập và phân tích từ mẫu 172 sơ sinh nằm hồi sức và 43 sơ sinh nhập cấp cứu. Khả năng phân cách được đo lường qua diện tích dưới đường cong ROC và định cỡ được đo lường qua thử nghiệm Hosmer Lemeshow trong mô hình hồi quy logistic.
Kết quả:CRIB trong khoa hồi sức có phân cách tử vong tốt hơn CRIB cấp cứu (AUC 0.849 v 0.804, p < 0.0004) phần lớn do khác biệt về mô hình bệnh như sơ sinh ở cấp cứu có bệnh tim bẩm sinh và suy hô hấp đơn thuần nhiều hơn sơ sinh hồi sức. CRIB định cỡ tốt trong cả hai khoa nghiên cứu, bên cạnh đó ngoài điểm số CRIB còn có các yếu tố nguy cơ khác có tiên lượng độc lập kết cuộc tử vong khi phân tích đa biến với mô hình hồi quy logistic như có phù cứng bì lúc vào hồi sức và có nòng độ calci ion hoá thấp ở nhóm sơ sinh cấp cứu.
Kết luận: CRIB trong Hồi sức phân cách tốt hơn cấp cứu, điểm số CRIB chưa đủ mạnh để tiên lượng tử vong ở sơ sinh trong hai khoa nghiên cứu mà cần phối hợp thêm yếu tố khác như phù cứng bì ở hồi sức hay nồng độ calci ion hoá thấp ở khoa cấp cứu
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất