SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG USCOM VỚI PICCO

SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG USCOM VỚI PICCO

SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG USCOM VỚI PICCO. Lưu lượng tim (CO) hoặc chỉ số tim (CI) là thông số cơ bản trong hồi sức huyết động, từ đó nhiều thông số khác được tính toán cho phép xác định tình trạng tiền gánh, hậu gánh và sức co bóp cơ tim giúp điều trị có hiệu quả.

Năm 1970 Swan và Ganz đã phát minh ra catheter đặt vào động mạch phổi, đầu xa có bộ phận cảm biến nhiệt, từ đó đo lưu lượng tim và các chỉ số huyết động học bằng phương pháp pha loãng nhiệt. Kỹ thuật này khi ra đời được coi là tiêu chuẩn vàng cho việc theo dõi tuần hoàn như lưu lượng tim, áp lực mao mạch phổi bít, bão hòa oxy tĩnh mạch trộn, cung cấp oxy (DO2) và tiêu thụ oxy. Tuy nhiên kỹ thuật này có nhiều nhược điếm như: đắt, phức tạp, người thực hiện cần có kinh nghiệm, nhiều biến chứng (tổn thương động mạch phổi do sự bơm phồng bóng, rối loạn nhịp thất, nhiễm khuẩn huyết và tổn thương màng trong tim) [1]. Connor và cộng sự đã thấy rằng có tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm ở ICU và tăng chi phí điều trị ở những bệnh nhân có sử dụng catheter động mạch phổi so với những bệnh nhân không dùng kỹ thuật này [2],[3]. Vì vậy gần đây kỹ thuật này được xem xét lại về lợi ích- nguy cơ và việc sử dụng có chiều hướng giảm dần.

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các phương pháp thăm dò huyết động khác ít xâm lấn hơn được sử dụng ở nhiều trung tâm hồi sức thay thế cho catheter Swan-Ganz. Một trong số đó là PiCCO với ưu điếm là ít xâm lấn do chỉ đặt một catheter động mạch và một đường tĩnh mạch trung tâm. Nguyên lý hoạt động của PiCCO là sự kết hợp giữa phương pháp pha loãng nhiệt qua phổi và phân tích dạng sóng động mạch. Hệ thống này không cần phải đặt catheter vào động mạch phổi nên tránh được nhiều nguy cơ [2][4]. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả đo bằng PiCCO có giá trị tương đương

Swan-Ganz [5], [6]. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn đắt tiền và có những biến chứng của đặt catheter vào tình mạch trung tâm và vào động mạch.

SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐO BẰNG USCOM VỚI PICCO Gần đây, một phương pháp hoàn toàn không xâm lấn là đánh giá lưu lượng tim bằng siêu âm (USCOM: Ultrasound cardiac output monitoring) với ưu điếm rẻ, dễ thực hiện nhiều lần, không có chống chỉ định, không có tai biến.

Tại Việt Nam, Swan – Ganz đã được sử dụng từ lâu trong mổ tim mở, mổ ghép gan và trong hồi sức tại một số cơ sở lớn nhưng hiện nay ít được thực hiện. Thay vào đó, PiCCO ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực hồi sức nội và ngoại khoa như ở bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, 108 …

USCOM bắt đầu đưa vào sử dụng ở bệnh viện Việt Đức từ năm 2010. Với ưu điếm nổi bật là hoàn toàn không xâm lấn nhưng vấn đề được quan tâm là sự chính xác của USCOM với các phương pháp theo dõi huyết động khác có mức độ xâm lấn cao hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định độ chính xác của USCOM so với Swan-Ganz, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu so sánh giữa USCOM với PiCCO là phương pháp được ưu chuộng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.

Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:

1) So sánh các thông số huyết động gồm: chỉ số tim, chỉ số sức cản mạch máu hệ thống, chỉ số thể tích nhát bóp và biến thiên thể tích nhát bóp đo bằng phương pháp USCOM so với bằng PiCCO.

2) Xác đỉnh một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo các thông số huyết động bằng USCOM

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ðỀ……………………………………………………………………………….  1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………….3

1.1. Lưu lượng tim và phương pháp thăm dò huyết ñộng ……………………..3

1.1.1. Lưu lượng tim ………………………………………………………………….3

1.1.2. Các nguyên lý ño lưu lượng tim……………………………………………7

1.1.3. Các phương pháp ño lưu lương tim……………………………………… 8

1.2.Catheter Swan-Ganz  ……………………………………………………………….8

1.2.1. Nguyên lý hoạt ñộng của catheter Swan-Ganz…………………………9

1.3. PiCCO……………………………………………………………………………….. 11

1.3.1. Nguyên lý của hệ thống P iCCO…………………………………………. 11

1.3.2. Các thông số huyết ñộng trên PiCCO………………………………….. 14

1.4. LiDCO ………………………………………………………………………………. 1 4

1.5. USCOM ……………………………………………………………………………. 15

1.5.1. Nguyên lý của siêu âm tim ……………………………………………….. 15

1.5.2 Nguyên lý của hiệu ứng Doppler  ……………………………………….. 15

1.5.3 Nguyên lý hoạt ñộng của USCOM……………………………………… 16

1.6. Siêu âm Doppler qua thực quản …………………………………………….. 18

1.7. Trở kháng sinh học ………………………………………………………………. 19

1.8. So sánh các phương pháp ño huyết ñộng ………………………………….. 20

CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………… 21

2.1. ðối tượng nghiên cứu……………………………………………………………. 21

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………….. 21

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………… 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….. 22

2.2.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………. 22 

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………. 22

2.2.3.Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………….. 22

2.2.4. Các tiêu chí ñánh giá……………………………………………………….. 22

2.2.5. Một số tiêu chuẩn……………………………………………………………. 23

2.2.6. Cách tiến hành ……………………………………………………………….. 24

2.2.7. Xử lý số liệu ………………………………………………………………….. 29

2.2.8. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu……………………………………….. 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 30

3.1. ðặc ñiểm chung của bệnh nhân ………………………………………………. 30

3.2. ðặc ñiểm về phân bố bệnh……………………………………………………… 30

3.3. So sánh các kết quả huyết ñộng CI, SVRI, SVI, SVV ño bằng USCOM 

với bằng PiCCO của người thực hiện nghiên cứu………………………. 31

3.3.1. Sự khác nhau về kết quả ño huyết ñộng giữa U SCOM và PiCCO 31

3.3.2   Mối tương quan và sự phù hợp giữa CI ño bằng USCOM với 

bằng PiCCO ………………………………………………………………… 32

3.3.3   Mối tương quan và sự phù hợp giữa SVRI ño bằng USCOM với 

bằng PiCCO …………………………………………………………………. 34

3.3.4. Mối tương quan và sự phù hợp giữa SVI ño b ằng USCOM với 

bằng PiCCO …………………………………………………………………. 36

3.3.5. Mối tương quan và sự phù hợp giữa SVV ño bằng USCOM với 

bằng PiCCO …………………………………………………………………. 38

3.4  Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo huyết động bằng USCOM .. 40

3.4.1. Ảnh hưởng của kinh nghiệm (số lần đo) của người thực hiện  …. 40

3.4.2. Ảnh hưởng kết quả ño giữa các người thực hi ện…………………… 40

3.4.3. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân ………………………………………….. 49

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………… 50

4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ……………………………………… 50 

4.1.1 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân …………………………………………. 50

4.1.2 ðặc ñiểm về phân bố bệnh của bệnh nhân …………………………….. 50

4.2 Tỉ lệ đo USCOM thành công và sự liên quan với tuổi bệnh nhân…….. 51

4.3 Độ chính xác của các chỉ số đo bằng USCOM so vớ i PiCCO…………. 51

4.4 Ảnh hưởng của kinh nghiệm (số lần ño) của người thực hiện lên kết 

quả ño huyết ñộng bằng USCOM……………………………………… 55

4.5. Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân ñến ñộ chính xác của kết quả ño USCOM  . 56

4.6. Ưu ñiểm của P iCCO so với USCOM………………………………………. 57

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………  61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC

Leave a Comment