SO SÁNH CHẤT LƯỢNG TỈNH MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI
SO SÁNH CHẤT LƯỢNG TỈNH MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI
Nguyễn Thị Thanh1, Lương Toàn Hoàng Long1, Đinh Hữu Hào1, Huỳnh Văn Bình1, Trần Ngọc Trung1
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Thức tỉnh sớm với chất lượng tỉnh mê tốt sau gây mê toàn diện là một trong các mục tiêu quan trọng đối với các phẫu thuật trong ngày. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh chất lượng tỉnh mê giữa desflurane với sevoflurane trong gây mê toàn diện bằng mặt nạ thanh quản để phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Đây là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng gồm 60 trường hợp tán sỏi niệu quản nội soi, chia thành 2 nhóm: nhóm desflurane và nhóm sevoflurane. Kết cục chính là thời gian tỉnh mê. Kết cục phụ là thời gian đào thải thuốc mê hô hấp, thời gian rút được mặt nạ thanh quản, kích thích sau tỉnh mê, điểm Aldrete sau nhập hồi tỉnh, thời gian đạt đủ độ mê, độ mê trong mổ và các tác dụng phụ do thuốc mê hô hấp.
Kết quả: Thời gian tỉnh mê ở nhóm desflurane ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sevoflurane (423,7 ± 59,9 giây so với 811,8 ± 139,5 giây; p <0,001). Thời gian thải thuốc mê hô hấp và thời gian rút được mặt nạ thanh quản ở nhóm desflurane ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sevoflurane (lần lượt là 421,6 ± 45,1 giây so với 799,8 ± 138,7 giây, p <0,001 và 445,6 ± 42,9 giây so với 824,3 ± 142,2 giây, p <0,001). Tuy nhiên, tỉ lệ kích thích sau tỉnh mê, điểm Aldrete tại các thời điểm, và tác dụng phụ không khác biệt giữa 2 nhóm.
Kết luận: Duy trì mê bằng desflurane có rút ngắn khoảng 48% thời gian tỉnh mê và có chất lượng tỉnh mê tốt hơn so với sevoflurane trong gây mê toàn diện qua mặt nạ thanh quản để phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản.
SO SÁNH CHẤT LƯỢNG TỈNH MÊ CỦA DESFLURANE VÀ SEVOFLURANE TRONG TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI