SO SÁNH DAO ĐỘNG XUNG KÝ VÀ HÔ HẤP KÝ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
SO SÁNH DAO ĐỘNG XUNG KÝ VÀ HÔ HẤP KÝ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Nguyễn Thị Sen*, Lê Thị Tuyết Lan**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: BPTNMT đang là gánh nặng bệnh tật toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển. Hô hấp ký là phương pháp dùng để xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân bị BPTNMT nhưng khi đo cần gắng sức và cần sự phối hợp tốt giữa nhân viên và đối tượng được đo trong khi đó dao động xung ký là phương pháp không xâm lấn, không cần gắng sức, thời gian đo ngắn (40s). Mục đích của nghiên cứu này là so sánh dao động xung ký và hô hấp ký trong chẩn đoán BPTNMT ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và khảo sát tương quan gồm 90 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đó có 50 bệnh nhân bị BPTNMT và 40 người không bị bệnh lý đường hô hấp. Các thông số khi đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung ký (R5, R20 và X5). Kết quả của hô hấp ký được so sánh với kết quả của dao động xung ký.
Kết quả: Kết quả đo hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và dao động xung (R5, R20 và X5) ở hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong nhóm bệnh nhân bị BPTNMT chúng tôi tìm thấy độ nhạy của X5 là 78% và độ nhạy của R5 là 76%. Có sự tương quan giữa X5 với các chỉ số của hô hấp ký (FVC, FEV1 và FEV1/FVC) và cũng tìm thấy tương quan giữa R5 với FVC và FEV1.
Kết luận: Có thể sử dụng DĐXK trong thăm dò chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng về bệnh lý đường hô mà hợp tác ở mức tối thiểu. X5 thể hiện tình trạng nặng của BPTNMT.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất