So sánh gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp bupivacain và tramadol trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em
Trong sự tiên bô mạnh mẽ của y học trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành gây mê hổi sức đã không ngừng phát triển, đáp ứng ngày môt tốt hơn cho yêu cầu vô cảm và hổi sức của các phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp hoặc kéo dài và cho các phẫu thuật ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em[4].
Có nhiều phương pháp vô cảm cho phẫu thuật: Gây mê toàn thể (gây mê nôi khí quản, gây mê tĩnh mạch); Gây tê vùng: Gây tê tủy sống (GTTS), gây tê ngoài màng cứng (GTNMC), gây tê khoang cùng (GTKC), gây tê đám rối thần kinh cánh tay (GTĐRTKCT).
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng (gọi tắt là gây tê khoang cùng: GTKC) là môt phương pháp gây tê vùng. Thuốc tê được đưa vào khoang màng cứng theo đường khe xương cùng được áp dụng trên trẻ em từ năm 1933 (Theo báo cáo của Rice và Campbell [67],[34]).
Ở thập kỷ 50, kỹ thuật gây tê vùng ở trẻ em ít được áp dụng. Các nhà gây mê hổi sức hay lựa chọn phương pháp gây mê toàn thể, do sự ra đời của môt số thuốc mê họ halogen và thuốc giãn cơ mới.
Tuy nhiên những năm gần đây, phương pháp GTKC có phối hợp với gây tê toàn thể, mà phổ biến là gây mê hít đã được các nhà gây mê nhi khoa sử dụng rông rãi trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em. Với những tiến bô của khoa học kỹ thuật, sự ra đời các thuốc gây mê bốc hơi mới như sevofluran, desfluran với ưu điểm khởi mê nhanh, êm, an toàn càng tăng thêm việc áp dụng rông rãi của gây mê hít.
Trẻ em rất khó hợp tác với thầy thuốc gây mê vì dễ sợ hãi, dễ kích đông nên gây mê hít đã giúp cho trẻ được yên tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho GTKC mặt khác tác dụng vô cảm của GTKC làm hạn chế lượng thuốc mê bốc hơi sử dụng để gây mê hít nên hạn chế được tác dụng không mong muốn do gây mê hít gây ra.
Ngày nay, với mục đích nâng cao chất lượng vô cảm và kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn do dùng thuốc tê liều cao, nhiều tác giả nước ngoài đã không những GTKC bằng thuốc tê đơn thuần mà còn phối hợp với một số nhóm thuốc khác như: Thuốc nhổm morphin [6], clonidin [56], ketamin [1], [63],[64] tramadol [65],[75],[28], neostigmin [29]. Việt Nam, Đặng Hanh Tiệp [19] đã báo cáo về vấn đề phối hợp thuốc bupivacain với fentanyl và adrenalin trong GTKC ở trẻ em đem lại kết quả vô cảm tốt, tác giả Đỗ Quốc Anh [1] nghiên cứu GTKC phối hợp lidocain với ketamin ở trẻ em đem lại kết quả vô cảm tốt, tác giả Đoàn Tuấn Thành [14] GTKC bằng lidocain và clonidin, Nguyễn Mạnh Tùng [22] GTKC bằng bupivacaine và neostigmin, Đoàn Văn Thông[15] GTKC bằng lidocain và morphin ở trẻ em đem lại kết quả vô cảm tốt. Theo tác giả S.Prakash.(2006) [75] nghiên cứu GTKC phối hợp bupivacaine với tramadol liều 1mg/kg cân nặng và liều 2mg/kg cân nặng đã cho kết quả vô cảm và giảm đau sau mổ tốt. Tác giả Prosser.D.P (1997)[65] nghiên cứu GTKC phối hợp bupivacaine với tramadol cho kết quả vô cảm và giảm đau sau mổ tốt.
Tramadol là thuốc giảm đau trung ương có tác dụng gảm đau do kích
thích chủ vân receptor ụ của hệ opiates. Mặt khác nó có khả năng ức chế tái hấp thu noadrenalin và serotonin làm cho nồng độ của chúng tăng lên ở hệ thần kinh và tạo ra sự giảm đau ở mức tủy sống.
Ở Việt Nam, tác giả Trịnh Xuân Trường [21] nghiên cứu giảm đau sau mổ tầng bụng trên bằng tramadol cho kết quả cao, việc phối hợp tramadol với thuốc tê trong GTKC ở trẻ em còn ít và chưa có báo cáo chính thức về vấn đề này. Vì vây chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “So sánh gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp bupivacain và tramadol trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em”. Nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng vô cảm của phương pháp GTKC bằng liều duy nhất hỗn hợp bupivacain 0,25% liều 2mg/kg cân nặng với Tramadol liều 1mg/kg cân nặng và liều 2mg/kg cân nặng.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn trong và sau mổ của sự phối hợp trên.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích