So sánh hiệu quả điều trị đau thần kinh toạ bằng điện châm kết hợp cao dán thiên hương với điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt

So sánh hiệu quả điều trị đau thần kinh toạ bằng điện châm kết hợp cao dán thiên hương với điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt

Đau dây thần kinh toạ (TKT) là chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, có đặc tính: đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông (từ thắt lưng xuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái (tuỳ theo rễ bị đau) [16].
Ở Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê toàn diên nhưng theo điều tra của Phạm Khuê về 13.392 người trên 60 tuổi ở miền Bắc thì có tới 17,1% số người bị mắc bệnh đau dây thần kinh toạ [15]. Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa thần kinh Viện 103 trong 10 năm [39]. Theo Trần Ngọc Ân, đau thần kinh toạ là một hôi chứng thường gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi [1] [2]. Cũng theo Trần Ngọc Ân bệnh chiếm 11,42% bệnh nhân vào điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện bạch Mai trong 10 năm (1991¬2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp [3].
Đau thần kinh toạ không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình bệnh nhân nói riêng và kinh tế của xã hội nói chung. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh toạ bằng y học hiện đại (YHHĐ) cũng như y học cổ truyền (YHCT) với mục đích giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc
bình thường. ở các bệnh viện YHCT từ nhiều năm nay vẫn điều trị bệnh này bằng các phương pháp như: châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt, uống thuốc YHCT, dán cao…Cao dán Thiên Hương nhiều năm nay được sử dụng trên lâm sàng để điều trị giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng của cao dán này trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:
1. So sánh tác dụng điều trị đau thần kinh toạ giữa điên châm kết hợp với cao dán Thiên Hương và điên châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt.
2. Theo dõi tác dụng không mong muôn của điện châm kết hợp với cao dán Thiên Hương và điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt trên lâm sàng.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình mắc bênh đau dây TKT ở Việt Nam và trên thế giới 2
1.2. Quan niệm của YHHĐ về bệnh đau dây TKT 3
1.3. Quan niệm của YHCT về bệnh đau dây TKT 14
1.4. Tổng quan về phương pháp điện châm 19
1.5. Tổng quan về phương pháp xoa bóp, bấm huyệt 20
1.6. Tổng quan về cao dán Thiên hương 22
CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 29
NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu nghiên cứu 29
2.2. Đối tượng nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4. Chỉ tiêu theo dõi 35
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả 38
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43
3.2. Kết quả nghiên cứu theo YHHĐ 50
3.3. Kết quả nghiên cứu theo YHCT 56
3.4. Tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 58
4.1. Bàn luận về đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 58
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của hai nhóm trong điều trị bênh đau 64 dây thần kinh toạ
4.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của hai phương pháp điều trị 70
KẾT LUẬN 71
KIẾN NGHỊ 72 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment