So sánh kết quả của ba kỹ thuật lấy huyết khối lần đầu cho tắc mạch lớn tuần hoàn trước

So sánh kết quả của ba kỹ thuật lấy huyết khối lần đầu cho tắc mạch lớn tuần hoàn trước

So sánh kết quả của ba kỹ thuật lấy huyết khối lần đầu cho tắc mạch lớn tuần hoàn trước
Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tái thông mạch máu thành công ở lần lấy huyết khối đầu là mục tiêu của can thiệp lấy huyết khối. Nghiên cứu mô tả, tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2020 tới tháng 6 năm 2022 nhằm so sánh kết quả tái thông của 3 chiến lược lấy huyết khối lần đầu gồm kéo stent đơn thuần, hút huyết khối đơn thuần và phối hợp đồng thời stent cùng ống hút. Tổng số 100 bệnh nhân có tắc động mạch lớn tuần hoàn trước trong vòng 4,5 giờ được điều trị bằng lấy huyết khối đã tham gia nghiên cứu. Các chỉ số đầu vào là tương đồng giữa ba nhóm. Về đầu ra chính là tỷ lệ tái thông thành công lần đầu, kéo stent đơn thuần đạt tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là hút đơn thuần và cuối cùng là phương pháp phối hợp nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Về các biến đầu ra phụ gồm tỷ lệ tái thông thành công cuối cùng, biến chứng can thiệp hay đầu ra lâm sàng đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm.

Kể từ năm 2015, can thiệp lấy huyết khối cơ học kèm có hoặc không phối hợp với tiêu huyết khối đường tĩnh mạch đã trở thành điều trị tiêu chuẩn cho đột quỵ cấp do tắc động mạch lớn tuần hoàn trước.1 Can thiệp lấy huyết khối làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ bệnh nhân bị tàn tật tại thời điểm 90 ngày sau điều trị so với nhóm bệnh nhân không can thiệp (OR = 2,49; 95% khoảng tin cậy từ 1,76 tới 3,53, p < 0,0001).1Số bệnh nhân cần điều trị để có một bệnh nhân có đầu ra lâm sàng tốt (number needed to treat-NNT) là 2,6 cho thấy tính hiệu quả rất cao của phương pháp điều trị này.1 Và trong can thiệp lấy  huyết  khối  thì  việc  tái  thông  thành  công mạch máu trong thời gian ngắn nhất đặc biệt là tái thông mạch máu ở ngay lần lấy huyết khối đầu tiên (first-pass recanalization) là mục tiêu được nhắm đến.2,3Cùng  với  sự  phát  triển  của  khoa  học  kỹ thuật,  nhiều  dụng  cụ  lấy  huyết  khối  mới  đã được chế tạo, cải tiến trong những năm vừa qua.4 Việc lựa chọn sử dụng và phối hợp của một trong các loại dụng cụ này thì đã cho ra đời nhiều loại kỹ thuật lấy huyết khối như kéo stent thu hồi lần đầu, hút huyết khối đơn thuần lần đầu, hay phối hợp đồng thời stent và ống hút  (kỹ  thuật  Solumbra).4 Tuy  nhiên,  cho  tới nay vẫn chưa có một khuyến cáo cụ thể nào về việc lựa chọn loại kỹ thuật lấy huyết khối nào là tối ưu nhất.5Tại Việt Nam, can thiệp lấy huyết khối cơ học đã được triển khai lần đầu tiên từ năm 2012 với kỹ thuật lấy huyết khối lần đầu bằng stent  thu  hồi  Solitaire.6  Kỹ  thuật  lấy  huyết khối lần đầu bằng ống hút huyết khối lòng lớn (ADAPT)  cũng  đã  được  chúng  tôi  sử  dụng từ năm 2017.7 Và trong những năm gần đây thì kỹ thuật phối hợp stent thu hồi và ống hút huyết khối (kỹ thuật Solumbra) cũng đã được sử dụng thường quy trong can thiệp lấy huyết khối.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật lấy huyết khối, kết quả tái thông lần đầu, kết quả lâm sàng

Tài liệu tham khảo
1. Goyal M, Menon BK, van Zwam WH, et al. Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: a meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet. 2016; 387(10029): 1723-31.
2. Saver JL, Goyal M, Van der Lugt AA, et al. Time to treatment with endovascular thrombectomy and outcomes from ischemic stroke: a meta-analysis. Jama. 2016 Sep 27; 316(12): 1279-89.
3. Zaidat OO, Castonguay AC, Linfante I, et al. First pass effect: a new measure for stroke thrombectomy devices. Stroke. 2018 Mar; 49(3): 660-6.
4. Blanc R, Escalard S, Baharvadhat H, et al. Recent advances in devices for mechanical thrombectomy. Expert review of medical devices. 2020 Jul 2; 17(7): 697-706.
5. Powers WJ, Rabinstein AA, Ackerson T, et al. Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: 2019 update to the 2018 guidelines for the early management of acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2019; 50(12): e344-e418.
6. Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Lê Hoàng Kiên và cs. Kết quả ban đầu điều trị nhồi máu não tối cấp bằng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire kết hợp tiêu sợi huyết đường động mạch: nhân 2 trường hợp. Tạp chí điện quang Việt Nam. 2012; (8): 254-260.
7. Vu Dang Luu, Le Hoang Kien, Tran Anh Tuan, et al. Safety and efficacy of a direct aspiration first-pass technique with large-bore catheters for acute ischemic stroke in Vietnam: Experience of a single center. Asian Journal of Neurosurgery. 2020 Apr; 15(2): 306.
8. Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn. So sánh phương pháp lấy huyết khối trực tiếp với điều trị bắc cầu cho đột quỵ tắc động mạch lớn tuần hoàn trước. Tạp chí Nghiên cứu Y học 2022; (5): 113-120.
9. Mai Duy Ton, Dao Xuan Co, Luong Ngoc Khue, et al. Current State of Stroke Care in Vietnam. Stroke: Vascular and Interventional Neurology. 2022 Mar; 2(2): e000331.
10. Hafeez MU, Kan P, Srivatsan A, et al. Comparison of first-pass efficacy among four mechanical thrombectomy techniques: a single-center experience. World Neurosurgery. 2020 Dec 1; 144: e533-40.
11. Turk III AS, Siddiqui A, Fifi JT, et al. Aspiration thrombectomy versus stent retriever thrombectomy as first-line approach for large vessel occlusion (COMPASS): a multicentre, randomised, open label, blinded outcome, non-inferiority trial. The Lancet. 2019 Mar 9; 393(10175): 998-1008.
12. Munich SA, Vakharia K, Levy EI. Overview of mechanical thrombectomy techniques. Neurosurgery. 2019 Jul 1; 85(suppl_1): S60-7.
13. Kang DH, Kim YW, Hwang YH, et al. Switching strategy for mechanical thrombectomy of acute large vessel occlusion in the anterior circulation. Stroke. 2013 Dec; 44(12): 3577-9.
14. Kang D-H, Yoon W. Current opinion on endovascular therapy for emergent large vessel occlusion due to underlying intracranial atherosclerotic stenosis. Korean J Radiol. 2019; 20(5): 739.
15. Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn. Xác định tỷ lệ và yếu tố tiên lượng tái thông vô ích của lấy huyết khối tuần hoàn trước. Tạp chí Nghiên cứu Y học 2022; (7): 84-91.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment