SO SÁNH KẾT QUẢ LÂU DÀI GIỮA HOÁ XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI PHÁC ĐỒ FOLFOX SO VỚI PHÁC ĐỒ CF TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN KHÔNG MỔ ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN K VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HOÁ

SO SÁNH KẾT QUẢ LÂU DÀI GIỮA HOÁ XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI PHÁC ĐỒ FOLFOX SO VỚI PHÁC ĐỒ CF TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN KHÔNG MỔ ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN K VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HOÁ

SO SÁNH KẾT QUẢ LÂU DÀI GIỮA HOÁ XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI PHÁC ĐỒ FOLFOX SO VỚI PHÁC ĐỒ CF TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN KHÔNG MỔ ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN K VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HOÁ
Nguyễn Quang Hưng1, Nguyễn Tuyết Mai2, Võ Văn Xuân2, Nguyễn Thị Thu Hường3, Nguyễn Thị Tố Quyên1
1 Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá
2 Bệnh viện K
3 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị ung thư thực quản giai đoạn không mổ được bằng hóa xạ trị đồng thời phác đồ FOLFOX và CF; độc tính và tác dụng không mong muốn của phác đồ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có nhóm chứng trên 102 bệnh nhân ung thư thực quản  giai đoạn không mổ được điều trị hóa xạ trị đồng thời chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị với phác đồ FOLFOX và nhóm chứng điều trị với phác đồ CF kết hợp tia xạ liều 50Gy/5 tuần, phân liều 2Gy/ngày. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng ở nhóm nghiên cứu là 90,1%, 64,7% và 45,1%; ở nhóm chứng là 84,3%, 54,9% và 39,2%; p = 0,56. Sống thêm toàn bộ trung bình là 19,9 ± 0,81 tháng so với 18,4± 0,79 ở nhóm chứng, p = 0,67; sống thêm không tiến triển trung bình là 18,5± 0,89 tháng so với 17,2± 0,90 ở nhóm chứng, p = 0,59. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là kích thước u, giai đoạn bệnh, gián đoạn điều trị và sự đáp ứng điều trị. Độc tính  (huyết học , gan , thận, các cơ quan khác) đa phần gặp độ I, II. Kết luận: Phác đồ FOLFOX so với phác đồ CF cho hiệu quả tương đương về tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm toàn bộ cũng như sống thêm không tiến triển và có phần trội hơn trên nhóm bệnh nhân giai đoạn muộn; đồng thời phác đồ FOLFOX ít ảnh hưởng lên toàn trạng, chức năng thận và ít gây buồn nôn, nôn, rụng tóc một cách rõ rệt so với phác đồ CF.

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính của các tế bào biểu mô của thực quản. Nó nằm trong nhóm các bệnh lý ác tính hay gặp cả về tỷ lệ mắc và tử vong. TheoGlobocan 2020,trên toàn thế giới,ungthư thực quản đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ mắc mớivới khoảng604.000 ca và thứ 6về tỷ lệ tử vong nói chung vớikhoảng 544.000 catử vong.TạiViệt Nam, cũng theoGlobocan  2020: ungthư thực quảnxếp hàng thứ 14 về tỷ lệ mắc mớivà thứ 9 về tỷ lệ tử vong do ung thư với 3.281 ca mắc mới và 3.080 ca tử vong[1]. Điều trị ungthư thực quản chủ yếu dựa vào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân.Khi không còn chỉ định phẫu thuật bệnh được điều trị bằng hóa trị kết hợp với xạ trịtrong đó hoá xạ trị đồng thời là điều trị chuẩn[2]. Lựa chọn phác đồ hóa chất nào phổi hợp với xạ trị mang lại hiệu quả và ít tác dụng phụ là một vấn đề thời sự. TheoNCCN 2020, hoáxạ trị đồng thờiphác đồ FOLFOX đang là lựa chọn hàng đầuđối với ungthư thực quản không có chỉ định phẫu thuật. Ở Việt Nam, một số  ít  trung  tâm  điều  trị  ung  thư  (trong  đó  có Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá) đã áp dụng phác đồ này điều trị cho ung thư thực quản không phẫu thuật được, sơ bộ cho thấy kết quả khả quan nhưngchưa  có  nghiên cứu nàođánh giá. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài với 2 mục tiêu: So sánh kết quả điều trị hoá xạ trị đồng thời phác đồ FOLFOX so với phác đồ CF và đánh giá độc tính, tác dụng không mong muốn của phác đồ

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hoá xạ trị đồng thời, ung thư thực quản

Tài liệu tham khảo
1. Sung H, Ferlay J và cộng sự. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA CANCER J CLIN. 2021;(71):209–249. 
2. NCCN. Esophageal and Esophagogastric Junction cancers. NCCN Guidelines version 2.2022. 2022. 
3. Bùi Quang Huy. Đánh giá kết quả xạ trị điều biến liều thể tích hình cung (VMAT) kết hợp hóa trị trong ung thư thực quản 1/3 giữa dưới giai đoạn cT3,4N0-2M0. Đại học Y Hà Nội; 2020. 
4. Conroy T và cộng sự. Definitive chemoradiotherapy with FOLFOX versus fluorouracil and cisplatin in patients with oesophageal cancer (PRODIGE5/ACCORD17): final results of a randomised, phase 2/3 trial. Lancet Oncol 2014;15:305-314. 
5. Nguyễn Đức Lợi. Đánh giá hiệu quả phác đồ hoá xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III,IV tại Bệnh viện K. Trường Đại học Y Hà Nội; 2015. 
6. Hàn Thị Thanh Bình. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô thực quản tại Bệnh viện K giai đoạn 1998-2004. Đại Học Y Hà Nội; 2004. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment