So sánh kết quả trưởng thành noãn giữa hCG trigger và dual trigger trên những trường hợp đáp ứng buồng trứng kém
So sánh kết quả trưởng thành noãn giữa hCG trigger và dual trigger trên những trường hợp đáp ứng buồng trứng kém
Dương Hoàng Long, Hồ Sỹ Hùng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
So sánh kết quả trưởng thành noãn và kết quả tạo phôi giữa hai nhóm trưởng thành noãn bằng Human Chorionic Gonadotropin (hCG) và hCG kết hợp GnRH agonist (GnRHa) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém theo tiêu chuẩn Bologna điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (HTSS) quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương được chia thành hai nhóm.
Nhóm chứng được trưởng thành noãn bằng hCG (10000UI) và nhóm can thiệp được trưởng thành noãn bằng hCG kết hợp GnRHa (6500UI + 0,2mg Triptoreline). Số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành, số phôi trung bình ở nhóm trưởng thành noãn bằng hCG kết hợp GnRHa (dual trigger) cao hơn nhóm trưởng thành noãn bằng hCG (p < 0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi giữa hai nhóm.
Trưởng thành noãn bằng dual trigger làm tăng số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành, số lượng phôi trung bình, cải thiện kết quả IVF (In vitro fertilization) trên các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém.
Trong nhiều thập kỷ, hCG được sử dụng như là sự thay thế cho đỉnh Luteinizing Hormone (LH) tự nhiên để trưởng thành noãn. Tuy nhiên vì thời gian bán hủy dài, tác động kéo dài trên hoàng thể đã góp phần gây ra hội chứng quá kích buồng trứng (QKBT). Trái ngược với tác dụng kéo dài của hCG, thời gian bán thải ngắn của LH nội sinh dưới sự kích thích của GnRHa gần như loại bỏ hoàn toàn nguy cơ QKBT. Không những thế, đã có những báo cáo chỉ ra số lượng noãn trưởng thành cao hơn ở nhóm trưởng thành noãn bằng GnRH agonist so với nhóm trưởng thành noãn bằng hCG.1Điều này là do sự giải phóng đỉnh các hormone LH và Follicle Stimulating Hormone (FSH) sinh lý hơn dưới tác động của GnRH agonist.Mặc dù những lợi ích của GnRH agonist trên trưởng thành noãn, nghiên cứu của Humaindan và Kolibianakis (2005) lại cho thấy kết quả có thai không khả quan ở nhóm trưởng thành noãn bằng GnRHa.1Điều này là do sự suy hoàng thể do tác dụng của GnRH agonist. Hai nghiên cứu tương tự trên các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng bình thường, cho thấy sự cải thiện đáng kể ở số lượng noãn thu được, số noãn trưởng thành, tỷ lệ làm tổ của phôi, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai tiến triển, tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm được trưởng thành noãn bằng dual trigger so với nhóm chỉ được dùng hCG để trưởng thành noãn.2,3Đáng chú ý là nghiên cứu của Griffin và cộng sự (2014) cho thấy dual trigger làm tăng số lượng noãn và noãn trưởng thành ở những bệnh nhân với tiền sử các lần chọc hút noãn có trên 25% noãn không trưởng thành.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com