So sánh phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa
Luận văn So sánh phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa.Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện chẩn đoán và can thiệp ngoài phòng mổ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, chuyên khoa hóa ngày càng cao, đã mang lại hiệu quả to lớn, góp phần đáng kể trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
– Ở Việt Nam nhiều kỹ thuật, thủ thuật đang được tiến hành ngoài phòng mổ như: CT, MRI, XQ can thiệp, tia xạ, nút mạch, stent mạch vành, ERCP, soi đại tràng, soi dạ dày, tán sỏi ngoài cơ thể, kéo nắn bó bột … Các thủ thuật có thể gây ra những khoảng khắc kích thích đau xen kẽ với thời gian dài không có sự kích thích. Một số đối tượng bệnh nhân bối rối mất phương hướng, không hợp tác, hoặc trẻ em, đòi hỏi có chỉ định gây mê [10],[14].
– Môi trường gây mê ngòai phòng mổ thường nhỏ, trật trội và khác nhau. Các phương tiện gây mê, các loại thuốc thường không đầy đủ như trong phòng mổ. Các nhân viên còn chưa đáp ứng được điều kiện và thực tế khi gây mê ngoài phòng mổ. Trong khi đó chúng ta vẫn phải đảm bảo một cuộc gây mê an toàn [10],[14],[35],[42],[49].
– Cùng với sự phát triển của chẩn đoán và can thiệp ngoài phòng mổ, nhiều tiến bộ của Gây mê Hồi sức đã ra đời. Nhờ sự phát triển về dược lý và kỹ thuật, sự xuất hiện các lọai thuốc mới thúc đẩy sự phát triển những kỹ thuật sử dụng thuốc chính xác và hiệu quả hơn [1].
– Phương pháp gây mê tĩnh mạch toàn thể ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ các đặc điểm dược động học vượt trội của các loại thuốc mê tĩnh mạch mới, trong đó có propofol với khả năng khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, ít tác dụng phụ và ít gây biến chứng sau can thiệp, nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thủ thuật, với thời gian từ ngắn đến dài và cả trên bệnh nhân có nguy cơ cao. Mặt khác nhờ sự tiến bộ của các loại bơm tiêm cho phép truyền thuốc liên tục có thể điều chỉnh liều theo nhu cầu và sau đó là hệ thống bơm tiêm cho phép kiểm soát nồng độ ở đích tác dụng [33],[39].
– Phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích với hệ thống vi tính hóa giúp việc kiểm soát độ sâu của gây mê dễ dàng và an toàn hơn. Người gây mê chọn nồng độ thuốc cần đạt được ở đích tác dụng, hệ thống tính toán và điều chỉnh liều lượng thuốc để đạt được nồng độ đích đó [33],[39]. Với những ưu điểm thì phương pháp này đã đáp ứng được yêu cầu gây mê an toàn ở môi trường ngoài phòng mổ.
– Các ưu điểm nêu trên đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và qua đó đã đưa ra các liều thuốc tương ứng tính chất phẫu thuật, thủ thuật và đặc điểm bệnh nhân. Còn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng do hạn chế về phương tiện và giá thành nên chưa có nhiều nghiên cứu và chưa có nghiên cứu nào công bố về phương pháp này áp dụng ngoài phòng mổ. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “So sánh phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa ”, thực hiện tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội nhằm mục tiêu:
1. So sánh hiệu quả của phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa.
2. So sánh tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê propofol bằng TCI với bơm tiêm điện truyền liên tục trong nội soi đường tiêu hóa
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Gây mê ngoài phòng mổ 13
1.2. Đại cương về gây mê tĩnh mạch 16
1.3. Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích 18
1.4. Các mô hình dược động học 20
1.5. Những ưu, nhược điểm của phương pháp gây mê tĩnh mạch có kiểm
soát nồng độ đích 24
1.6. Thuốc sử dụng trong nghiên cứu 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3. Cách tiến hành 40
2.4. Xử lý số liệu 44
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu 45
3.1.1. Phân bố về tuổi, cân nặng trung bình ở 2 nhóm 45
3.1.2. Phân bố về giới 45
3.1.3. Phân bố về nghề nghiệp 45
3.1.4. Phân bố về tình trạng sức khỏe 46
3.1.5. Phân bố theo thủ thuật 47
3.2. So sánh hiệu quả gây mê của 2 phương pháp 47
3.2.1. Độ an thần MOAA/S ở 2 phương pháp 48
3.2.2. Độ mê lâm sàng (PRST) ở 2 phương pháp 48
3.2.3. Thời gian khởi mê, gây mê, thoát mê của 2 nhóm 49
3.2.4. Nồng độ Propofol tại não Ce (^g/ml) nhóm 1 50
3.2.5. Liều lượng Propofol khi mất ý thức ở 2 nhóm 50
3.2.6. Tổng liều propofol của 2 nhóm 51
3.2.7. Mức độ thuận lợi của thủ thuật ở 2 nhóm 52
3.3. So sánh sự thay đổi về tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của 2 phương pháp 53
3.3.1. Thay đổi về HATB của 2 nhóm 53
3.3.2. Thay đổi về tần số tim ở 2 nhóm 54
3.3.3. Số lượng Ephedrin sử dụng ở 2 nhóm 55
3.3.4. Thay đổi về tần số thở ở 2 nhóm 55
3.3.5. Thay đổi về SpO2 ở 2 nhóm 56
3.3.6. Các tác dụng không mong muốn của 2 phương pháp 57
Chương 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 58
4.1.1. Tuổi và cân nặng bệnh nhân 58
4.1.2. Giới và nghề nghiệp bệnh nhân 59
4.1.3. Đặc điểm về phân loại sức khỏe theo ASA 59
4.1.4. Phân bố theo thủ thuật 59
4.2. So sánh hiệu quả gây mê của 2 phương pháp 60
4.2.1. Về độ an thần MOAA/S 60
4.2.2. So sánh độ mê lâm sàng PRST giữa 2 nhóm 61
4.2.3. So sánh thời gian khởi mê, gây mê và thoát mê ở 2 nhóm 62
4.2.4. So sánh về sử dụng Propofol 63
4.2.5.So sánh mức độ thuận lợi của thủ thuật 64
4.3. So sánh sự thay đổi về tuần hoàn,hô hấp và các tác dụng không mong … 65
4.3.1. So sánh sự thay đổi về tuần hoàn 65
4.3.2. Huyết áp động mạch trung bình 66
4.3.3. So sánh sự thay đổi về hô hấp 68
4.3.4. So sánh các tác dụng phụ của propofol 69
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Anh BV 115 (2009). “Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp TCI bằng propofol trong phẫu thuât bụng”. Sinh hoạt khoa học chuyên đề TCI những ứng dụng ban đầu ở Việt Nam. Huế. Tháng 3/2009.
2. Hoàng Văn Bách, Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng (2011).
“Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật propofol – TCI kết hơp theo dõi độ mê bằng Entropy”. Tạp chíy học thực hành, số 744, tr 11-13.
3. Nguyễn Trung Cường, Lê Thị Ngọc Cang, Trinh Minh Đức, Nguyễn Ngọc Đoan Trang (2009). “Đánh giá độ an toàn của propofol trong nội soi đường tiêu hóa và so sánh với việc sử dụng an thần midazolam fentanyl trong nội soi tiêu hóa trong năm 2008 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định”. Tạp chí Y Học TP. Hồ chí Minh Vol. 13:241-247.
4. Nguyễn Văn Chừng (2004). “Sử dụng lâm sàng thuốc gây mê hồi sức”. Nhà xuất bản Y học, tr. 104-106.
5. Trần Thị Xuân Dung (2007). “Gây tê kết hợp gây mê tĩnh mạch propofol trong phẫu thuật nội soi tai mũi họng”. Sử dụng lâm sàng thuốc mê tĩnh mạch trong gây mê hồi sức. Tháng 12/2007.
6. Nguyễn Quốc Khánh (2009). “Bước đầu so sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có hay không kiểm soát theo nồng độ đích”. Tài liệu hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề TCI trong gây mê hồi sức thế kỷ 21. Hà Nội. Tháng 5/2009.
7. Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2002). “Gây mê toàn thân bằng đường tĩnh mạch”. Bài giảng gây mê hồi sức. Nhà xuất bản y hoc Hà Nội. 605-610.
8. Nguyễn Thị Kim Bích Liên (2002). “Thuốc mê tĩnh mạch”. Bài giảng gây mê hồi sức. Nhà xuất bản y hoc Hà Nội. 466-511.
9. Đỗ Thị Na (1998). Đánh giá tác dụng của thuốc mê propofol trong gây mê tĩnh mạch cho thủ thuật nội soi đại tràng toàn bộ. Luận văn thạc sỹ Y học, Đai học Y Hà Nội.
10. Vũ Hoàng Phương (2011). “Ứng dụng TCI trong gây mê ngoài phòng
mổ”. Tài liệu hội thảo ứng dụng gây mê có kiểm soát nồng độ đích (TCI) trong thực hành lâm sàng. Hà Nội. Tháng 9/2011.
11. Propofol (2002). Dược thư Quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Bộ Y tế. Hà Nội. 829-831.
12. Tào Ngọc Sơn (2006). Đánh giá tác dụng an thần bàng propofol do bệnh nhân tự điều khiển trong thủ thuật nội soi đại tràng. Luận văn thạc sỹ Y hoc, Đại hoc Y Hà Nội.
13. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (1996). Thuốc sử dụng trong gây mê. Nhà xuất bản Y học. tr. 65-66, 150-159.
14. Vũ Tuấn Việt, Nguyễn Quốc Kính (2004). “Bước đầu đánh giá các biến chứng của gây mê ngoài khu mổ cho nội soi can thiêp và chẩn đoán”. Tạp chí Yhoc thực hành số 491, tr.617-619.