So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác

So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác

Luận văn So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác.Quá trình mọc răng vĩnh viễn xảy ra trong một thời gian dài, có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Răng khôn hàm dưới (RKHD) là răng mọc sau cùng trên cung hàm và hay gây những biến chứng phức tạp, nặng nề cả tại chỗ và toàn thân cho người bệnh như: viêm mô tế bào, viêm túi quanh RKHD, viêm xương, sâu mặt xa răng 7, nặng hơn nữa là Phlegmon và có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh [1], [2].

Vì quá trình mọc của răng 8 rất dài và thay đổi, lại là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên tỉ lệ mọc lệch của RKHD là rất lớn. Theo nghiên cứu của Vũ Đức Nguyện, trong 84 RKHD mọc lệch, ngầm chiếm 52,4% [3]. Theo nghiên cứu của Dichi và Howell (1961), đã điều tra 3874 thanh niên 20 tuổi thì có 17% có một răng kẹt.

Phẫu thuật nhổ răng khôn là một phẫu thuật miệng rất phổ biến hiện nay. Trong đó tạo vạt là một bước rất quan trọng trong phẫu thuật nhổ răng khôn. Tạo vạt tốt sẽ đảm bảo đường vào dụng cụ, phẫu trường rộng rãi, đảm bảo cho sự lành thương tốt. Có rất nhiều loại vạt khác nhau được sử dụng trong phẫu thuật miệng-hàm mặt nói chung và phẫu thuật nhổ răng khôn ngầm nói riêng: như vạt bao, tam giác, hình thang, bán nguyệt… .[4].

Vạt bao và vạt tam giác lần đầu tiên được mô tả bởi Szymd, 1971 [5]. Ban đầu vạt bao là một vạt với đường rạch từ phía xa xương hàm dưới mặt xa răng hàm lớn thứ nhất chạy theo rãnh nướu tới mặt xa răng hàm lớn thứ nhất. Vạt tam giác được mô tả bởi việc thêm một đường rạch dọc 2-3mm.

Hiện nay đang còn nhiều tranh cãi, việc sử dụng vạt thường tùy theo thói quen và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Trong phạm vi nghiên cứu, tôi muốn đề cập tới ảnh hưởng khi sử dụng vạt bao và vạt tam giác, hai loại vạt phổ biến nhất trong phẫu thuật nhổ RKHD ngầm. Với mục đích đánh giá sự lành thương của hai loại vạt này sau phẫu thuật, bước đầu đưa ra sự định hướng và cân nhắc cho các phẫu thuật viên trong việc lựa chọn loại vạt nào trong phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân, nên chúng tôi thực hiện:

Đề tài “So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác” với hai mục tiêu chính:

1.    Nhận xét đặc điểm hình thái và phân loại phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới theo Parant trong nhóm nghiên cứu.

2.    So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Lê Đức Lánh (2010), Phẫu thuật miệng tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, H Nội.

2.    Nguyễn Mạnh Hà (2012), Phẫu thuật trong miệng tập 2, Nhà xuất bản Giá dục, Hà Nội.

3.    Vũ Đức Nguyện (2012), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết qu phâu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm khó dưới gây mê nội kỉ quản. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.

4.    Lê Văn Sơn (2012), Phẫu thuật hàm mặt tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, H Nội.

5.    Banu Ồ.K, Erdo C, et al. (2013). Short-term clinical outcomes of tw different flap techniques in impacted mandibular third molar surgery OOOOJournal, 116, 179-184.

6.    Peterson (2011), Peterson’s principle of Maxillofacial and Oral surgery 3■ editon, PMPH Publisher, USA.

7.    Karl R.Koerner (2008), Manual of minor oral surgery for the genera dentist”, Willey Publisher, USA.

8.    Sandhu A, Sandhu S, Kaur T, et al. (2010). Comparison of two different fla designs in the surgical removal of bilateral impacted mandibular thir molars. International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 39, 1091 1096.

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3

1.1.     Sự hình thành và mọc răng khôn hàm dưới    3

1.2.    Nguyên nhân làm RKHD mọc lệch    4

1.2.1.    Nguyên nhân tại chỗ    4

1.2.2.    Nguyên nhân toàn thân    4

1.3.    Phân loại lệch RKHD theo quan điểm phẫu thuật của Parant    5

1.3.1.    Loại I    5

1.3.2.    Loại II    5

1.3.3.    Loại III    5

1.3.4.    Loại IV    5

1.4.    Biến chứng do mọc RKHD    5

1.5.    Chỉ định nhổ RKHD    7

1.5.1.     Chỉ định bảo tồn RKHD    7

1.5.2.     Chỉ định nhổ RKHD    7

1.6.    Nguyên tắc tạo vạt    8 

1.6.1.    Vạt bao

1.6.2.    Vạt tam giác    11

1.7.    Biến chứng thường gặp trong và sau khi phẫu thuật nhổ RKHD    12

1.7.1.    Trong khi phẫu thuật    12

1.7.2.    Sau khi phẫu thuật    12

1.8.    Quá trình lành thương    13

1.8.1.    Đại cương    13

1.8.2.    Quá trình lành thương sau nhổ răng    14

1.8.3.    Các yếu tố ảnh hưởng tới lành thương    15

1.9.    Một số nghiên cứu trong và ngoài nước    16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18

2.1.    Đối tượng nghiên cứu    18

2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn:    18

2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    18

2.2.     Phương pháp nghiên cứu:    19

2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu:    19

2.2.2.    Cỡ mẫu:    19

2.2.3.    Các bước tiến hành thu thập thông tin    19

2.2.4.    Phương pháp nhổ răng bằng phẫu thuật:    20

2.2.5.    Các chỉ số    23

2.2.6.    Các biến số nghiên cứu    25 

2.2.7.    Xử lý số liệu:    27

2.2.8.    Sai số và cách khắc phục    27

2.2.9.    Vấn đề đạo đức nghiên cứu:    28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    29

3.1.    Đặc điểm nhóm nghiên cứu    29

3.2.    Đặc điểm hình thái và phân loại phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới

theo Parrant    32

3.3.    Đánh giá kết quả phẫu thuật giữa hai nhóm    35

Chương 4: BÀN LUẬN    42

4.1.    Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu    42

4.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới:    42

4.1.2.    Đặc điểm về lý do đến khám bệnh và tiền sử bệnh nhân    42

4.2.    Đặc điểm hình thái và phân loại phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới

theo Parrant    44

4.3.    So sánh sự lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm giữa hai nhóm sử dụng vạt bao và nhóm sử dụng vạt tam giác. 45

4.3.1.    Ảnh hưởng của vạt đến thời gian thao tác khâu vạt, rách vạt trong

quá trình phẫu thuật, khả năng cầm máu trong ngày đầu tiên    45

4.3.2.     Ảnh hưởng của vạt đến độ sưng    46

4.3.3.     Ảnh hưởng của vạt đến mức độ đau    47

4.3.4.    Ảnh hưởng của vạt đến tỉ lệ bục chỉ, sưng nề mép vạt, viêm huyệt ổ răng, tê bì, giảm cảm giác sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm

dưới 

KẾT LUẬN    51

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

Leave a Comment