SỎI TRONG GAN: DỊCH TỄ, CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

SỎI TRONG GAN: DỊCH TỄ, CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

 SỎI TRONG GAN: DỊCH TỄ, CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 

Văn Tần*, Nguyễn Cao Cương*, Hoàng Danh Tấn* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Sỏi trong gan thường gặp ở các nước châu Á, là một bệnh khó điều trị, có thể gây biến chứng và tử vong cao. Ở nước ta, nhiều nghiên cứu về sỏi trong gan đã được báo cáo, đặc biệt là ở miền Bắc. 
Mục tiêu và phương pháp:nghiên cứu hồi cứu tất cả các trường hợp bị sỏi trong gan đến điều trị tại bệnh việ n Bình Dâ n từ đầ u nă m 1995 đế n hế t thá ng 9/2002. Tấ t cả cá c bệ nh á n đề u đượ c phâ n tích để tìm nhữ ng đặc điểm về: Dịch tễ, Chỉ định điều trị,, Phẫu thuật và kết quả. 
Kết quả: Có 989 trường hợp bị sỏi trong gan đến điều trị tạ i bệ nh việ n Bình Dâ n trong gầ n 8 nă m (1995-9/2002). Tỉ lệ nam/nữ: 0.55, tuổi trung bình ởnam: 41 và ởnữ: 50. 60% từ các tỉnh đến điều trị và đa số là người lao động chân tay. Viêm đường mật là lý do nhập viện của hầu hết trường hợp. Nhập viện trong bệnh cảnh cấp cứu: 30%, sốc nhiễm trùng đườ ng mật: 2%. Tiền căn mổ sỏi mật ít nhất một lần: 27.5% Siêu âm cho thấy sỏi trong gan trái chiếm một tỉ lệ khá cao và phần lớn kèm thêm sỏi ống mật chủ. Sỏi ống mật chủ là lý do điều trị chính cho đa số trường hợp. Hầu hết các trường hợp được chỉ định phẫu thuật do sỏi gây tắc mật ngoài gan và nhiễm trùng. 67.36% trường hợp được mổ hở và 95% trường hợp dọc ĐM chính lấy sỏi. Các phẫu thuật lấy sỏi phối hợp như xẻ nhu mô gan (9.45%) và cắt gan (24%) đã được ứng dụng thường quy khi sỏi không thể lấy hết được qua xẻ ĐM chính. Xẻ gan, ngoài việc lấy sỏi còn nong chỗ hẹp, tạo hình chỗ dãn của đường mật 
trong gan. Cắt gan thực hiện đa số là gan trái, qua mặt cắt có thể lấy sỏi trong gan còn lại. Để phòng ngừa sỏi không lấy được hay tái phát có thể di chuyển làm nghẹt đường mật, nối mật-ruột (10%) hay tạo hình cơ vòng Oddi (5%) cũng đã được thực hiện ở những trường hợp có chỉ định. Ở những trường hợp này, túi mật được cắt bỏ. Kết quả cho thấy 50% sỏi trong gan được lấy sạch, đường mật thông suốt ngay từ lần mổ đầu. Biến chứng phẫu thuật là 20.3% (86/423) và tử vong phẫu thuật là 2.13% (9/423). Trong theo dõi, 26% các trường hợp phải nhập viện lại vì viêm đường mật, đa số do sỏi chưa lấy hết hay tái phát đã di chuyển, làm nghẹt mật và 2/3 trong số trên phải can thiệp phẫu thuật hở. 
Bàn luận và Kết luận: Sỏi trong gan còn là một bệnh phức tạp của chúng ta, ngay cả khi có những phương tiệ n điề u trị hiệ n đạ i. Phò ng ngừ a khô ng cho sỏ i hình thành hay tái phát trong gan và điều trị trừ căn là những vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment