SỰ BIỂU LỘ CỦA PCNA TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY
SỰ BIỂU LỘ CỦA PCNA TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY
Trần Ngọc Thụy1,, Nguyễn Phú Hùng2, Lê Phong Thu3, Dương Hồng Thái4
Mục tiêu: Đánh giá mức độ biểu lộ của dấu ấn PCNA và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vùng hang vị dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 150 trường hợp ung thư biểu mô tuyến hang vị dạ dày được phẫu thuật tại bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: PCNA biểu lộ cao ở 54,7% trường hợp ung thư biểu mô dạ dày. Biểu lộ cao của PCNA ở các dạng thâm nhiễm, polyp, loét và nấm với tỷ lệ lần lượt là 33,3%, 50%, 53,8% và 61,1% (p > 0,05). Theo phân loại mô học của Lauren, ung thư thể hỗn hợp có biểu lộ PCNA cao hơn so với ung thư thể ruột và ung thư thể lan tỏa (71,4% so với 61,5% và 29,4%, p < 0,01). Tỷ lệ biểu lộ của của PCNA không giống nhau giữa các thể nhú 100% thể hỗn hợp 71,4%, thể ống 63,6% thể nhày 44,4%, và thể tế bào nhẫn 29,4% với p < 0,05. Biểu lộ PCNA theo độ biệt hóa: 41,4% khối u biệt hóa tốt, 69,6% khối u biệt hóa vừa và 47,7% khối u biệt hóa kém (p > 0.05).
Theo thống kê của tổchức Y tếthếgiới (WHO)thì ungthư dạ dày (UTDD) vẫn luôn là một loại ung thư phổ biến, đứng thứ năm về tỷ lệ mắc và thứ tư về tỷ lệ tử vong do ung thư trên toàn cầu [1].Ung thư biểu mô tuyến dạ dày(UTBMTDD)có tiên lượng rất xấu, đặc biệt là các bệnh nhân UTBMTDDđã di căn. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật kết hợp với hóa trị trước hoặc sau khi cắt bỏ khối u [2].Cho tới nay, đánh giá sự biểu hiện HER2 làmột tiêu chí quan trọng để lựa chọn phương pháp hóa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên tỷ lệ HER2 dương tính ở UTDD là khá thấp, trung bình dưới 25%, hiệu quả của hóa trị với các trường hợp HER2 âm tính hiện vẫn chưa rõ [3]. Do đó, việc nghiên cứu để tìm kiếm thêm các dấu ấn khác của UTDDbên cạnh HER2 là rất cần thiết để có thể cải thiện hiệu quả của hóa trị cho bệnh nhân UTDD. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, PCNA là một kháng nguyên tăng sinh trong nhân tế bào, đóng một vai trò thiết yếu trong chuyển hóa axit nucleic như một thành phần của máy sao chép, sửa chữavà điều hòa chu kỳ phân chia của tế bào [4]. Sự biểu lộ quá mức của PCNA đã được chỉ ra là có liên quan tới tiên lượng xấu và là đích hứa hẹn trong điểu trị UTDD [5].Những nghiên cứu về dấu ấn PCNA trên các bệnh nhân UTDD của Việt Nam còn chưa được đề cập. Nghiên cứu này thực hiên nhằm mục tiêu: “Phân tích sự biểu lộ PCNA và mối liên quan với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) vùng hang vị dạ dày”.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com