SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC CHẤT ĐÁNH DẤU TỔN THƯƠNG TIM TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH
SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÁC CHẤT ĐÁNH DẤU TỔN THƯƠNG TIM TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ VÀ KẸP ĐỘNG MẠCH CHỦ
Nguyễn Thị Quý*, Nguyễn Văn Chừng** và cs.
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định sự gia tăng phóng thích các chất đánh dấu tổn thương tim sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành (PTBCMV) có liên quan với tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) và kẹp động mạch chủ (ĐMC).
Định lượng cTnI, CK-MB trên 106 bệnh nhân dưới PT mổ chương trình BCMV vào các giai đoạn: sau khi dẫn mê để làm giá trị chuẩn, cuối cuộc mổ, mỗi 6 giờ trong vòng 24 giờ sau mổ, ngày thứ 2, 3, 5 sau mổ. cTnI, CK- MB gia tăng một cách có ý nghĩa từ cuối cuộc mổ cho đến ngày thứ 5 sau mổ với giá trị đỉnh (50,82 ± 31,72 ng/ml và 70,78 ± 64 đvị/ml) đạt được vào khoảng giờ thứ 8 – 10 sau khi mở kẹp ĐMC.
Có mối tương quan dương tính kém mạnh giữa thời gian kẹp ĐMC với đỉnh cTnI và CK- MB vào giờ thứ 24
sau mổ (r = 0,22, P< 0,047). Điều này cho thấy rằng sự gia tăng cTnI sau PTBCMVlà do hậu quả từ nhiều yếu tố, mà trong đó kẹp ĐMC là một trong nhiều yếu tố chính yếu có ảnh hưởng đến tổn thương tế bào cơ tim, ngoài ra còn có thể do chất lượng của việc tái tưới máu, bảo vệ cơ tim, các ngả truyền dung dịch làm liệt tim, hoặc các loại dung dịch làm liệt tim…
Do vậy mà việc định lượng cTnI vào giai đoạn sớm sau mổ thì cần thiết và có ích lợi trong việc phát hiện tổn thương tế bào cơ tim.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất