SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Cao Minh Nga*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT :
Mở đầu: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và sự đề kháng kháng sinh là những vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu, kể cả ở Việt nam do làm tăng nguy cơ tử vong và tăng gánh nặng chi phí điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Nhiễm khuẩn hô hấp có tỉ lệ mắc và tử vong cao trong các loại NKBV, là một trong những bệnh lý được sử dụng kháng sinh nhiều nhất. Việc sử dụng phổ biến kháng sinh là nguy cơ xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các loại vi khuẩn gây NKBV đường hô hấp và sự đề kháng kháng sinh của chúng tại một số bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh.

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ từ bệnh phẩm của bệnh nhân bị NKBV đường hô hấp tại 5 bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2010.

Kết quả: Trong số 1.528 trường hợp NKBV các loại, có 785 trường hợp NKBV đường hô hấp, chiếm tỷ lệ cao nhất (51,55%). Về các loại vi khuẩn gây bệnh: trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế (87,39%), cầu khuẩn gram dương chỉ chiếm (12,61%). Các loại vi khuẩn thường gặp nhất trong NKBV đường hô hấp và chiếm đến 85,12% là: Klebsiella spp (32,99%), E. coli (8,79%), Acinetobacter spp (25,99%), Pseudomonas spp (12,48%) và Staphylococcus aureus (4,97%). Tình hình kháng thuốc của các loại vi khuẩn phân lập được ghi nhận như sau:- Klebsiella spp và E. coli: có tỉ lệ kháng cao với hầu hết các loại kháng sinh, nhưng còn kháng thấp với imipenem, meropenem (2,3% – 1,9%) và một số kháng sinh khác ở mức dưới 50% như: amoxicillin/clavulanic acid, netilmicin, amikacin, cefepime, ticarcillin/clavulanic acid, piperacillin/ tazobactam và ceftazidime. – Pseudomonas spp: Đã kháng cao với imipenem (26,3%) và meropenem (15,0%). Một số kháng sinh khác có tỉ lệ kháng dưới 50% là piperacillin / tazobactam, ceftazidime, cefepime, amikacin, norfloxacin, tobramycin và netilmicin. – Acinetobacter spp: Kháng cao với hầu hết các kháng sinh. Tỉ lệ kháng với imipenem và meropenem đã lên tới 48,4% và 45,1%. – S. aureus: Có đến 85,7% chủng thuộc MRSA, kháng cao với hầu hết các loại kháng sinh được khảo sát, chỉ còn một số có thể xem xét trong điều trị đó là vancomycin, linezolid, rifampin và chloramphenicol.

Kết luận: Các vi khuẩn gây NKBV đường hô hấp đề kháng cao với nhiều kháng sinh thông dụng. Chúng tôi đề xuất một phác đồ sử dụng kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm cho những trường hợp NKBV đường hô hấp nặng: imipenem / meropenem + aminoglycosides (netilmicin / amikacin) + vancomycin / linezolid.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment