SỰ ĐỔI MÀU CỦA NHỰA ACRYLIC DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ, CÀ PHÊ VÀ LÀM SẠCH VỚI NHỮNG BIỆN PHÁP KHÁC NHAU
SỰ ĐỔI MÀU CỦA NHỰA ACRYLIC DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ, CÀ PHÊ VÀ LÀM SẠCH VỚI NHỮNG BIỆN PHÁP KHÁC NHAU
Bùi Lê Trâm Anh*, Ngô Thị Quỳnh Lan*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhựa acrylic là vật liệu thường được sử dụng để chế tạo răng giả và nền hàm, nhưng vật liệu này có xu hướng đổi màu trong quá trình tồn tại trong môi trường miệng.
Mục tiêu của nghiên cứu: là so sánh sự đổi màu của nhựa acrylic khi ngâm tr ong trà và cà phê, sau khi làm sạch bằng năm phương pháp: (A) Ngâm trong thuốc rửa hàm giả; (B) Rửa bằng xà bông; (C) Rửa bằng bàn chải với nước; (D) Rửa bằng bàn chải với xà bông; (E) Rửa bằng bàn chải với kem đánh răng.
Phương pháp: 26 thanh nhựa Acrylic trong suốt kích thước 50x 12x 2 mm, chia thành 5 nhóm: (O) nhóm chuẩn-1 thanh; các nhóm A; B; C; D và E mỗi nhóm 5 thanh. Sau khi ngâm trà và cà phê, các thanh nhựa được làm sạch theo từng nhóm và đánh giá sự đổi màu sau mỗi chu trình nhuộm bằng máy so màu chùm tia UV đơn (uv/visible single beam spectrophotometer).
Kết quả: cho thấy có sự nhiễm màu của thanh nhựa acrylic khi tiếp xúc với dung dịch trà và cà phê; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,00) về mức độ nhiễm màu giữa các nhóm chịu tác động làm sạch khác nhau, thứ tự khả năng làm sạch của các nhóm từ tốt nhất đến kém nhất là: Nhóm B (ngâm xà phòng 15 phút); nhóm D (chải bằng bàn chải và xà phòng trong 2 phút); nhóm A (ngâm thuốc Efferdent trong 15 phút); nhóm E (chải bằng bàn chải và kem đánh răng trong 2 phút); cuối cùng là nhóm C (chải bằng bàn chải với nước trong 2 phút).
Kết luận: Làm sạch bằng các chất hóa học cho hiệu quả cao hơn so với biện pháp cơ học thuần túy (chải bàn chải và nước)
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất