SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012

SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012

Luận văn SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012.Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, trẻ em chiếm tới 1/4 dân số. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất và môi trường lành mạnh để các em có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em. Theo UNICEF, loài người có trách nhiệm trao cho trẻ điều tốt đẹp nhất, cải thiện sức khỏe trẻ em là trách nhiệm của mỗi người trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.

Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là 1 trong 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của thế giới. Ở Việt Nam, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm hơn một nửa từ 58%0 năm 1990 xuống còn 23,2%0 năm 2012 [1]. Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam có thể đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (xuống 19,3%o) và dưới 1 tuổi (xuống 14,8%o) vào năm 2015 [1].
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại nhiều những hạn chế và thách thức. Theo báo cáo của Ủy ban dân số và gia đình Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn khá cao (25% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), đặc biệt tỷ lệ còi xương ở trẻ em là 32%.
Ngày nay, khi chất lượng sống dần được cải thiện, đã tạo ra những nhu cầu rõ rệt hơn trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế. Sự mất cân đối trong tiếp cận các dịch vụ CSSK do các rào cản về địa lý và tài chính là một trong những khó khăn mà Việt Nam cần giải quyết để bảo đảm được những tiến bộ xa hơn nữa, hướng tới thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Sự phổ cập của Bảo hiểm y tế, cấp miễn phí thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách như là 1 giải pháp của vấn đề trên. Y tế tư nhân cũng đang ngày càng phát triển, cạnh tranh rõ rệt với y tế công trong việc phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy nhiên việc quản lý các điều kiện hành nghề y và giám sát chất lượng của các cơ sở y tế tư nhân chưa thật chặt chẽ.
Hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bà mẹ khi trẻ ốm có liên quan rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhưng hành vi này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như kiến thức, môi trường sống, các dịch vụ được cung cấp. Theo một nghiên cứu trong nước, chỉ có 56% các trường hợp trẻ ốm được khám và điều trị tại các cơ sở y tế, cách tự mua thuốc hoặc điều trị theo kinh nghiệm dân gian vẫn còn phổ biến [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập năm 2009 cho thấy có đến 24,2% các bà mẹ tự mua thuốc điều trị cho trẻ ốm mà không qua khám bệnh và tư vấn của bác sĩ [3].
Tìm hiểu các vấn đề về cách tiếp cận dịch vụ CSSK sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những chủ trương, chính sách, giải pháp hợp lý để công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt hiệu quả tốt nhất. Đã có nhiều nghiên cứu về hành vi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em, tuy nhiên hành vi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thay đổi tương đối nhanh và khác nhau giữa các vùng, miền. Cho đến nay, chưa thấy nhiều nghiên cứu được thực hiện ở khu vực thành thị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả tình hình ốm đau và mô hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 2012 ở khu vực quận Đống Đa.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn quận Đống Đa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI NĂM 2012
1.    Nguyễn Thị Kim Tiến (2014). Thực hiện một số Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Những yếu tố thành công và giải pháp duy trì. Tạp chí Cộng sản, 6, 15 – 18.
2.    Nguyễn Thị Luyến, Trương Việt Dũng (2003). Tình hình ốm và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của trẻ em dưới 5 tuổi ở 28 xã. Tạp chí
nghiên cứu y học, 26(6), 122-130.
3.    Nguyễn Văn Tập (2009). Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan của người dân các xã miền núi huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tạp chíy học Việt Nam, 1, 52- 57.
4.    K. Hill, D. You, M. Inoue, M. Z. Oestergaard, et al (2012). Child mortality estimation: accelerated progress in reducing global child mortality, 1990-2010. PLoSMed, 9, 101-103.
5.    WHO (2010). World Health Statistics 2010.
6.    WHO (2010). Causes of child mortality for the year 2010.
7.    WHO (2011). Underweight in children.
8.    Control Centers for Disease and Prevention (2012). Global routine vaccination coverage, 2011. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 61, 883¬885.
9.    WHO (2012). Global Immunization data.
10.    WHO (2011). Under – five mortality.
11.    Tổng cục thống kê (2011). Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS)
12.    Bộ Y tế (2011). Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030.
13.    Bộ Y tế (2014). Niên giám thống kê.
14.    Bộ Y tế (2015). Báo cáo kết quả chương trình tiêm chủng mở rộng tính đến năm 2014.
15.    Bộ Y tế (2009). Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn trẻ em giai đoạn 2009- 2015.
16.    Lê Thị Nga và cộng sự (2006). Thực trạng sức khỏe trẻ em hiện nay và công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tạp chí Y dược học miền núi, 4, 86 – 90.
17.    Bô Y tế (2011), Hội thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015, Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính trẻ em,
18.    L. M. Kaljee, D. D. Anh, T. T. Minh, et al (2011). Rural and urban Vietnamese mothers utilization of healthcare resources for children under 6 years with pneumonia and associated symptoms. J Behav Med, 34, 254-267.
19.    Văn phòng Chính phủ (2012). Nghị định số 63/2012/NĐ- CP: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
20.    Tran Khanh Toan (2012). Antenatal and delivery care utilization in urban and rural contexts in VietNam. doctor,
21.    T. Tuan, V. T. Dung, I. Neu et al (2005). Comparative quality of private and public health services in rural Vietnam. Health policy and planning, 20, 319-327.
22.    K. Sakisaka, M. Jimba and K. Hanada (2010). Changing poor mothers’ care-seeking behaviors in response to childhood illness: findings from a cross-sectional study in Granada, Nicaragua. BMC Int Health Hum
Rights, 10, 10.
23.    J. Brooks-Gunn, M. C. McCormick, P. K. Klebanov, et al (1998). Health care use of 3-year-old low birth weight premature children: effects of family and neighborhood poverty. J Pediatr, 132, 971-975.
24.    N. Goldman and P. Heuveline (2000). Health-seeking behaviour for child illness in Guatemala. Trop MedInt Health, 5, 145-155.
25.    Bùi Thanh Tâm, Trương Việt Dũng (2000). Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Nam. Tạp chíy học thực hành, 3, 52- 56.
26.    Nguyễn Phương Hoa (2008). Tình hình ốm đau và sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2008. Tạp chí
nghiên cứu y học 3, 21 – 23.
27.    Dương Huy Lương (2000). Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em hai xã và khả năng đáp ứng của hai trạm y tế cơ sở tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Khóa luân tốt nghiệp Bác sĩ y khoa. Trường Đại học Y HàNội, 2000.
28.    Nguyễn Thị Vân (2013). Mô hình tìm kiếm dịch vụ y tế theo khai báo ở trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn Fila Ba Vì, Hà Nội 2010-2011. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
29.    N. Taffa and G. Chepngeno (2005). Determinants of health care seeking for childhood illnesses in Nairobi slums. Trop Med Int Health, 10, 240-245.
30.    D. K. Yadav (2010). Utilization pattern of health care services at
village level. JNepal Health Res Counc, 8, 10-14.
31.    Nguyễn Thế Lương (2003). Nghiên cứu một số đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tại 3 tỉnh miền núi, đồng bằng và đô thị. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng.Trường Đại học Y Hà Nội, 2003.
32.    Nguyễn Phương Hoa (2010). Sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ dưới 5 tuổi bị mắc ARI tại Ba Vì – Hà Nội năm 2010. Tạp chí Y học Việt Nam, 1, 123-127.
33.    Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
34.    Phạm Thị Ngọc Bích, Trần Khánh Toàn và Nguyễn Hoàng Long (2014). Sử dụng dịch vụ y tế và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2011 – 2012. Tạo chí Nghiên cứu y học, 90, 132-137.
35.    Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuan hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Đan Phượng và Ba Vì, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Hà Nội.
36.    Nghiêm Thị Phương Hoa (2004), Mô hình sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây năm 2004, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Trường Đại học Y Hà Nội., Hà Nội.
37.    Đàm Viết Cương, Lã Ngọc Quang (2005). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 5 tuổi vùng nông thôn miền Bắc. Tạp chí y dược học quân sự, 2, 38 – 41.
38.    Nguyễn Thị Thu Huyền (2004). Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân ở 2 xã Tam Hưng và Tân Ước, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Trường Đại học Y Hà Nội, 2004.
39.    K. S. Bin Saeed (1998). Factors affecting patient’s choice of hospitals.
Ann Saudi Med, 18, 420-424.
40.    Mohammed Azif Raza (2012). Factors influencing patient’s decision of selecting a hospital. International journal of research in commerce, economic & management, 2, 34 – 39.
 MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN    i
LỜI CAM ĐOAN    ii
MỤC LỤC    iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    iv
DANH MỤC CÁC BẢNG    v
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 –    TỔNG QUAN    3
1.1.    Tình hình sức khỏe trẻ em    3
1.2.    Hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam    9
1.3.    Tình hình nghiên cứu về sử dụng DV khám chữa bệnh ở trẻ em …. 12
1.4.    Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng DV KCB    13
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    16
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    17
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    17
2.4.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    19
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    20
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    20
3.2.    Tình hình ốm và sử dụng DV KCB của trẻ    22
3.3.    Một số yếu tố có liên quan đến sử dụng DV KCB cho trẻ    24
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN    29
4.1.    Tình hình ốm và sử dụng DV khám chữa bệnh của trẻ    29
4.2.    Các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn DV khám chữa bệnh    32
KẾT LUẬN    37
1.    Tình hình ốm và sử dụng DV KCB của trẻ    37
2.     Một số yếu tố liên quan đến việc lựa chọn DV KCB    37
TÀI LIỆU THAM KHẢO    38

Leave a Comment