Sử dụng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối động mạch vành tại viện Tim TP. Hồ Chí Minh
Sử dụng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối động mạch vành tại viện Tim TP. Hồ Chí Minh: Kết quả dài hạn
Văn Hùng Dũng, Phạm Thanh Bình, Châu Chí Linh, Hoàng Anh Khôi, Nguyễn Thị Như Hà
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả dài hạn của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) đơn thuần sử dụng cả hai động mạch ngực trong (ĐMNT) làm toàn bộ cầu nối.
Phương pháp: nghiên cứu quan sát theo dõi dọc trên nhóm bệnh nhân (BN) được phẫu thuật BCĐMV đơn thuần chỉ bằng 2 ĐMNT trong giai đoạn 2008-2017 tại Viện Tim Thành phố HCM.
Kết quả: tổng số BN là 246 với tuổi trung bình: 61 ± 9,1 năm. Nam giới chiếm 72,3%. Đau ngực không ổn định trước mổ chiếm 72%. Chỉ số EuroScore II trung bình là 2,53. Tất cả BN đều có bệnh 3 thân chính ĐMV, 32% đi kèm hẹp thân chung > 50%. Số cầu nối trung bình cho một BN là 3,3 ± 0,55. Tử vong phẫu thuật 1,6% (4). Thời gian theo dõi trung bình là 65,9 ± 40,3 tháng. Tử vong muộn là 15 BN trong đó, 9/15 trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch. Đau ngực tái phát đi kèm bằng chứng khi chụp mạch vành là 10. Có 4 BN cần tái can thiệp mạch vành sau mổ. Tỉ lệ sống còn sau 12 năm theo Kaplan-Meier cho toàn bộ BN là 89,1 ± 3,8%, tỉ lệ không bị can thiệp mạch vành trở lại là 87,8 ± 6,3%.
Kết luận: Phẫu thuật BCĐMV sử dụng cả hai ĐMNT làm toàn bộ cầu nối là an toàn, hiệu quả và cho kết quả về dài hạn rất tốt.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) đã trở thành tiêu chuẩn và thường qui từ những thập niên 80s. Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc lựa chọn mạch ghép cho BCĐMV, đặc biệt là cho động mạch mũ và động mạch vành (ĐMV) phải. Ngoại trừ ĐM ngực trong trái nối xuống ĐM xuống trước trái được xem như là tiêu chuẩn vàng, còn lại ở các vị trí ĐMV khác đã có rất nhiều chọn lựa mạch ghép và nhiều kiểu phối hợp mạch ghép. Phẫu thuật BCĐMV sửdụng cả2 động mạch ngực trong (ĐMNT) đã được tác giảBarner (1)giới thiệu hơn 30 năm vềtrước tuy nhiên đã không được chấp nhận vì rất nhiều lý do, chủyếu do mất thời gian hơn, kỹthuật nối phức tạp hơn và nguy cơ làm tăng tỉlệnhiễm trùng xương ức sau mổ. Vì vậy, hiện nay trên thếgiới chỉkhoảng 10-15% bệnh nhân (BN) hẹp nhiều nhánh mạch vành được phẫu thuật với kỹthuật sửdụng cầu nối hoàn toàn bằng 2 ĐMNT.Phức hợp cầu nối (composite graft) giữa ĐMNT trái và phải là kiểu phối hợp được sử dụng nhiều nhất mặc dù đã có nhiều lo ngại việc sử dụng cả hai ĐMNT làm tăng nguy cơ viêm xương ức-trung thất cũng như kỹ thuật thực hiện quá phức tạp và mất thời gian. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết quả dài hạn của sử dụng hai ĐMNT làm tất cả cầu nối ĐMV tại một trung tâm, một đội ngũ phẫu thuật tim thống nhất cách thức tiến hành.Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu tất cả các trường hợp (TH) được phẫu thuật BCĐMV tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2017.Về tiêu chuẩn chọn bệnh: nhóm BN được đưa vào nghiên cứu bao gồm các BN thỏa 3 tiêu chuẩn sau: (1) chỉ BCĐMV đơn thuần; (2) chỉ sử dụng hai ĐMNT làm tất cả cầu nối (loại trừ các BN có sử dụng thêm tĩnh mạch hiển hoặc ĐM quay) và (3) BCĐMV có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Loại trừ các TH BCĐMV không sử dụng THNCT, BN có phẫu thuật van tim hoặc tim bẩm sinh kèm theo. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức Viện Tim theo quyết định số 1195b/VT-HĐĐĐ ngày 20/08/2019
Nguồn: https://luanvanyhoc.com