Sử dụng phương pháp rt – pcr bán định lượng đẻ đánh giá mức độ sao chép của egfr ở mô ung thư biểu mô tuyển giáp

Sử dụng phương pháp rt – pcr bán định lượng đẻ đánh giá mức độ sao chép của egfr ở mô ung thư biểu mô tuyển giáp

Bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng trong những thập niên gần đây không chỉ ở các nước phát triển mà cả với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên toàn cầu có khoảng trên 10 triệu người mắc bệnh ung thư và có khoảng trên 6 triệu người chết do căn bệnh này[l]. Ở nước ta, theo số liệu thống kê sơ bộ tại Hà Nội, thành phổ Hồ Chí Minh và 75.000 người chết vì ung thư [5]. Chính vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu cơ chế ung thư để từ đó tìm ra phương pháp điều trị can thiệp là một lĩnh vực nóng bỏng và đầy trở ngại đối với các nhà Y-Sinh học hiện nay.
Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR), được mã hoá bởi gen tiền ung thư c-erb, là một phân tử glycoprotein bề mặt màng tế bào, trọng lượng phân tử 170.000, gồm một vùng gắn ngoại bào đặc hiệu, một vùng xuyên màng và một vùng trong màng có hoạt tính enzym tyrosine kinase.
Khi một chất gắn kết, ví dụ: yếu tố phát triển tế bào biểu mô (EGF) hoặc yếu tố phát triển tổ chức (TGF-oc) gắn với EGFR sẽ gây nên sự phân cực thụ thể và sự tự phosphoryl hóa của vùng có hoạt tính enzym. Điều đó khởi đầu một dòng thác phản ứng tế bào mà kết quả là làm tăng sinh và ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sự tiến triển ác tính của khối u: tăng sinh mạch, di căn và ức chế quá trình chết theo chương trình [6]. Yếu tố phát triển biểu mô (EGF) và thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) có liên quan trong bệnh sinh của nhiều loại ung thư khác nhau, vì vậy là một cái đích hấp dẫn cho liệu pháp phân tử trị liệu ung thư hiện nay.
Nghiên cứu của nhiều tác giả đã chứng minh rằng ECrFR được tăng cường tổng hợp ở các tổ chức ung thư khác nhau như: ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư . vú, ung thư đầu cổ…Sự tăng cường của EGFR trên bề mặt tế bào ung thư hiện nay được biết là liên quan đến sự tiến triến bệnh, sự phát triển của dạng di căn và tiên lượng xấu đối với bệnh nhân ung thư [5, 6]. Tiếp theo những nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự biểu hiện của EGFR trên tế bào ung thư biểu mô tuyến giáp với mục tiêu:
Đánh giá mức độ saờ chép của EGFR trên mô sinh thiết của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp so với bệnh nhân u giáp lành tính.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu
1.    Đối tượng nghiên cứu
1.1 .Nhóm nghiên cứu
32 mẫu mô sinh thiết tuyến giáp của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp, gồm 12 nam và 20 nữ, tuổi từ 19-51, được chẩn đoán xảc định bằng kết quà tế bào học tại khoa Giải phẫu bệnh lý bệnh viện K Hà Nội.
1.2. Nhóm chứng
16 mẫu mô sinh thiết tuyến giáp của bệnh nhân u tuyến giáp lành tính, gồm 13 nữ và 3 nam, tuổi từ 32-75, được chẩn đoán xác định bằng kết quả tế bào học tại khoa Giải phẫu bệnh lý bệnh viện K Hà Nội.
2.    Phương pháp nghiên cứu:

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment