SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO LIỀU TRONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH VMAT TRÊN HỆ THỐNG XẠ TRỊ TRUEBEAM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO LIỀU TRONG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾ HOẠCH VMAT TRÊN HỆ THỐNG XẠ TRỊ TRUEBEAM TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN QUỐC UY1, NGUYỄN TRUNG HIÊU2, ĐỐNG VĂN HIÊU ÂN3, VO THỊ THU3, ĐAM QUANG TIÊN3
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: VMAT (Volumetric Modulated Arc Therapy) là kỹ thuật xạ trị tiên tiến có điều biến suất liều, tốc độ quay gantry và MLC giúp việc điều trị phù hợp mô đích một cách hiệu quả. Với kỹ thuật phức tạp này, yêu cầu độ chính xác cao và việc đảm bảo chất lượng kế hoạch VMAT trước xạ trị đóng vai trò quan trọng.
Kế hoạch điều trị thường được đánh giá một cách tổng thể, nhưng kết quả liều nhận được đối với từng cơ quan riêng lẻ vẫn chưa được quan tâm.
Mục tiêu nghiên cứu: Kiểm tra, đánh giá kế hoạch điều trị VMAT tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, có sử dụng phương pháp tái tạo liều để đánh giá trên từng cơ quan cụ thể.
Đối tượng và phương pháp: Phân tích số liệu của các bệnh nhân điều trị kế hoạch VMAT trên 2 thuật toán AAA (Anisotropic Analytical Algorithm) và AXB (Acuros XB) từ tháng 10/2018 đến nay trên hệ thống TrueBeam tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM.
Các kế hoạch VMAT được lập trên hệ thống lập kế hoạch điều trị Eclipse 13.6, sau đó tiến hành QA kế hoạch trên hệ thống TrueBeam sử dụng thiết bị ArcCHECK với phần mềm SNC Patient. Tái tạo liều, phân tích
DVH trên toàn bộ cơ thể và trên từng cơ quan trong phần mềm 3DVH.
Kết quả: Áp dụng phương pháp đánh giá “Gamma Index” theo tiêu chí 3%/ 3mm cho các kế hoạch điều trị VMAT trên phần mềm 3DVH được chấp nhận với tỷ lệ đạt là ≥ 99% đối với thuật toán AAA; ≥ 98% đối với thuật toán AXB. Ngoài ra, tiêu chí 2%/ 2 mm cũng được sử dụng để đánh giá kế hoạch một cách khắt khe hơn với tỷ lệ đạt là ≥ 95% đối với thuật toán AAA và ≥ 92% đối với thuật toán Acuros XB[3].
Theo tiêu chí đánh giá gamma toàn cục (Global 3%/ 3mm, thuật toán tính liều AAA) là ≥ 99% và sự chệnh lệch về liều lượng của từng cơ quan dao động trong khoảng 4% đối với liều cực đại, khoảng 1,5% đối với với liều trung bình và khoảng 2,5% đối với liều tối thiểu.
Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra rằng, việc phân tích theo tiêu chí Gamma trên từng cơ quan cụ thể góp phần tăng độ tin cậy trong đánh giá chất lượng kế hoạch điều trị VMAT tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Việc áp dụng thuật toán AAA trên vùng đầu cổ và vùng chậu có tỷ lệ đạt cao hơn so với thuật toán AXB.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com