Sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nội trú ở một số bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hà Tây
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 1845 bênh án nội trú ra viên trong vòng 1 tháng tại bênh viên Ba Vì và bênh viên Vân Đình thuộc tỉnh Hà Tây năm 2005. Sử dụng một số các chỉ số WHO/INRUD để phân tích, đánh giá về sử dụng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng. Kết quả cho thấy có 79,3% bênh nhân được chỉ định kháng sinh; trong đó 36,4% bênh nhân được phối hợp từ hai kháng sinh trở lên; trung bình mỗi bênh nhân dùng 1,5 loại kháng sinh cho một đợt điều trị. Kháng sinh (nhóm J theo phân loại ATC) chiếm 17,6% tổng số đầu thuốc được sử dụng, đứng hàng thứ hai chỉ sau nhóm thuốc đường tiêu hoá và chuyển hoá (nhóm A; 21,0%). Kết quả kháng sinh đổ chưa được áp dụng rộng rãi trong chỉ định kháng sinh cho bênh nhân nội trú ở cả hai bênh viên. Các kháng sinh được dùng nhiều nhất đều là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm beta-lactam và aminoglycosid: amoxicillin (30,1%); cefotaxim (23,7%) và gentamicin (10,8%); trong đó amoxicicillin và cefotaxim là các thuốc có tỷ lê sử dụng đơn độc nhiều nhất còn gentamicin thường được sử dụng phối hợp. Gần một nửa các kháng sinh được sử dụng theo đường tiêm chích và phần lớn kháng sinh được chỉ định theo thói quen 2 lần/ngày (73,4%). Có 44,2% đầu kháng sinh được sử dụng dưới 5 ngày, đặc biêt ở Khoa Sản tỷ lê này lên đến 61,0%. Chi phí thuốc kháng sinh trung bình cho một đợt điều trị nội trú là 62.187 đổng, chiếm 42,9% tổng chi phí thuốc trung bình cho cả đợt điều trị.
Từ khóa: sử dụng kháng sinh, bênh nhân nội trú, bênh viên tuyến huyên
1. ĐẶT VẤN ĐỂ
Kháng sinh (KS) là một trong những nhóm thuốc được tiêu thụ hàng đầu trên thế giới cả về chủng loại mặt hàng cũng như tổng giá trị tiền [8]. Viêc sử dụng kháng sinh một cách rộng rãi dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh đang diễn ra một cách phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 70% bênh nhân có sử dụng kháng sinh và có tới 2/3 lượng thuốc kháng sinh trên toàn cầu được bán, sử dụng không theo đơn[8].
Kháng kháng sinh là một hê quả tất yếu không tránh khỏi song chính hành vi kê đơn sử dụng kháng sinh không hợp lý mới là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tình trạng kháng kháng sinh gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh diễn ra trong cộng đổng cũng như tại các cơ sở y tế không chỉ làm lãng phí nguổn lực, ảnh hưởng đến sức khoẻ trước mắt của người bênh mà còn để lại hậu quả lâu dài cho toàn xã hội. Cải thiên hành vi kê đơn và sử dụng kháng sinh sẽ góp phần quan trọng kìm hãm tốc độ gia tăng kháng kháng sinh [9].
Tại Viêt Nam nhiều báo cáo điều tra cho thấy viêc kê đơn kháng sinh tại nhiều cơ sở y tế chủ yếu dựa vào kinh nghiêm, ít quan tâm hoặc không có điều kiên làm các xét nghiêm xác định vi khuẩn gây bênh và đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh (kháng sinh đổ). Thay vào đó, thầy thuốc thường có tâm lý chọn kháng sinh phổ rộng, có tác dụng mạnh, nhất là các kháng sinh mới hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị bao vây. Bởi vậy tỷ lê bênh nhân được sử dụng kháng sinh tại các cơ sở y tế khá cao và nhiều trường hợp kháng sinh được chỉ định cho cả các bênh không do nhiễm khuẩn [4] [6].
Nghiên cứu này là bước khảo sát ban đầu cho một nghiên cứu can thiêp nhằm tăng cường sử dụng hợp lý thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng tại một số bênh viên tuyến huyên. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở bênh nhân nội trú tại các bênh viên tuyến huyên làm cơ sở cho viêc đề xuất các can thiêp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ1845 bênh án của bênh nhân nội trú ra viên trong tháng 3/2005 tại hai bênh viên huyên Ba Vì và Vân Đình thuộc tỉnh Hà Tây.
2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
Sử dụng một mẫu phiếu được thiết kế sẵn để hổi cứu thông tin về chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc và chi phí cho thuốc của các bênh nhân nội trú từ các bênh án và các hổ sơ sổ sách có liên quan được lưu giữ tại bênh viên. Nghiên cứu này chỉ đề cập đến việc sử dụng các thuốc tây y và tập trung chủ yếu vào thuốc kháng sinh. Các thuốc được sử dụng cho bênh nhân sẽ được quy về theo tên gốc và phân loại dựa theo hê thống mã Giải phẫu – Điều trị – Hoá học (Anatomical Therapeutic Chemical Code – ATC)[1]. Chi phí thuốc được tính theo giá thuốc cung cứng cho bênh viên tại thời điểm bênh nhân được chỉ định; với các thuốc bênh nhân phải tự túc sẽ được tính theo giá thuốc tại nhà thuốc bênh viên ở cùng thời điểm.
2.4. Xử lý số liêu
Thông tin thu thập được nhập trên chương trình Access 2000 và xử lý trên phần mềm SPSS phiên bản 15.0 với độ tin cậy 95%. Sử dụng một số các chỉ số của WHO/INRUD để đánh giá về sử dụng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng.
2.5. Các biến số nghiên cứu
* Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi; giới; nghề nghiêp; khoa điều trị; có hay không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của bênh nhân nội trú.
* Thông tin về sử dụng kháng sinh: Tỷ lê bênh nhân có sử dụng kháng sinh; các nhóm, loại kháng sinh hay dùng; tỷ lê phối hợp kháng sinh; đường dùng kháng sinh; thời gian và số lần sử dụng kháng sinh trong ngày; chi phí cho thuốc kháng sinh.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích