Sử dụng vạt cân mỡ cẳng tay che phủ khuyết hổng với tổn thương gân cơ vùng trước cổ tay do bỏng điện cao thế
Tên bài báo: Sử dụng vạt cân mỡ (adipofascial flap) cẳng tay che phủ khuyết hổng với tổn thương gân cơ vùng trước cổ tay do bỏng điện cao thế
Tác giả: Đỗ Lương Tuấn, Vũ Quang Vinh, Lê Năm, Mai Xuân Thảo
Tên tạp chí: Thông tin Y dược
Năm xuất bản: 2007 Số: 7 Trang: 37-40
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Bỏng điện cao thế thường hay gây tổn thương phá hủy sâu vùng trước cổ tay, tổn thương da, dưới da và thành phần vận động như gân, cơ. Mục đích: Sử dụng vạt cân mỡ cẳng tay che phủ khuyết hổng với tổn thương gân cơ vùng trước cổ tay. Đối tượng và phương pháp: Khám chỉ định và thiết kế vạt cho 6 bệnh nhân bỏng sâu tới gân gấp với diện tích bỏng từ 2-16% vùng cổ tay trước. Vùng cẳng tay của các bệnh nhân này còn da lành được nuôi dưỡng. Thời gian phẫu thuật từ 18-32 ngày sau bỏng. Đã được phẫu thuật 1-3 lần cắt lọc hoại tử, che phủ tạm thời bằng các vật liệu sinh học. Kết quả: Sau phẫu thuật 3 ngày, 100% vạt cân mỡ sống hoàn toàn sau chuyển vạt. Da ghép trên mặt cân bám sống tốt, 100% ổ khuyết che phủ liền kỳ đầu, chỉ 1 bệnh nhân có thiếu dưỡng mép da vùng cho. Sau 3 tháng, tất cả bệnh nhân vạt tạo sẹo mềm, đàn hồi tốt vùng cổ tay. 3/6 trường hợp vùng cho mềm mại, phục hồi lớp mỡ dưới da, 2/6 trường hợp vùng cho mềm mại nhưng lõm hơn vùng da lân cận, 1/6 trường hợp sẹo da dính cơ không cản trở vận động nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ. Phục hồi cảm giác vùng cho vạt: 2/6 bình thường, 2/6 đang hồi phục, 2/6 phục hồi chậm, tê bì. Kết luận: Những khuyết hổng phần mềm vùng cổ tay là vùng vận động rất quan trọng của bàn tay, do vậy rất cần phải che phủ sớm, tập vận động và phục hồi chức năng.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất