Sử dụng vạt đảo da đầu chân nuôi tổ chức dưới da vùng thái dương trong tạo hình cung mày
Đã có nhiều phương pháp tạo hình cung mày khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Đơn vị thẩm mỹ cung mày là một đơn vị thẩm mỹ đặc biệt, khác hoàn toàn với các đơn vị thẩm mỹ lân cận, do vậy tạo hình cung mày là một thách thức với các PTV tạo hình. Từ tháng 1/2004 đến 8/2007 khoa PTTH-HM BV TƯQĐ 108 đã sử dụng vạt da đầu dạng đảo chân nuôi tổ chức dưới da để tạo hình cung mày cho 10 bệnh nhân trong đó 7/10 trường hợp đạt kết quả tốt và không có trường hợp nào kết quả xấu. Qua đó, chúng tôi rút ra kết luận vạt da đầu dạng đảo có nhiều ưu điểm như vạt có sức sống tốt, đáng tin cậy, có thể sử dụng linh hoạt trong tạo hình tổn khuyết lớn hơn 1/3 ngoài cung mày hoặc toàn bộ cung mày có hoặc không kèm theo tổn khuyết da mi trên với kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ.
1. ĐẶT VẤN ĐỂ
Cung mày là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi người, biểu đạt các trạng thái cảm xúc như buồn, vui, cáu giận, mệt mỏi hay nghi vấn và cũng tham gia vào chức năng bảo vệ mắt. Do vậy, khi cung mày bị mất liên tục, biến dạng 1 phần hoặc toàn bộ lông mày sẽ làm ảnh hướng lớn tới thẩm mỹ, tâm lý và chức năng thị giác của người bệnh.
Với vai trò là một đơn vị thẩm mỹ đặc biệt và là vùng có lông nên cung mày hoàn toàn khác với các đơn vị thẩm mỹ còn lại của vùng mặt. Chính vì thế, tạo hình cung mày là cả một thách thức lớn đối với phẫu thuật viên tạo hình.
Có nhiều phương pháp tạo hình cung mày khác nhau tuỳ theo mức độ và hình thái tổn thương: khâu đóng trực tiếp, vạt tại chỗ hoặc từ cung mày bên đối diện, sử dụng các vạt da đầu dưới nhiều hình thức như vạt da xoay, vạt da có cuống mạch thái dương nông, vạt phức hợp da-tóc ghép
tự do, ghép dạng đục lỗ, dạng dải hoặc cấy ghép từng nang chân tóc [4,5,6,7,8,9] Việc lựa chọn
giải pháp phụ thuộc vào vị trí, kích thước, và tính chất của tổn khuyết. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định như vạt tại chỗ cho sự phù hợp chính xác về màu sắc, độ mềm mại, mức độ mọc cũng như hướng mọc của lông mày nhưng lại hạn chế về số lượng chất liệu tạo hình do đó chỉ áp dụng với các tổn khuyết cung mày nhỏ[9], với các tổn khuyết lớn hơn thì vạt da xoay dễ thực hiện nhưng thường để lại sẹo xấu và bệnh nhân phải trải qua nhiều lần phẫu thuật còn vạt da đầu có cuống nuôi động mạch thái dương nông thì phong phú về số lượng chất liệu tạo hình nhưng qui trình kỹ thuật thường phức tạp, sự lựa chọn hướng tóc sao cho phù hợp với cung mày cũng khó khăn [4,7].. .Còn đối với các vạt phức hợp da-tóc ghép tự do, cấy ghép nang chân tóc dạng dải, đục lỗ, từng nang chân tóc thì đòi hỏi trang thiết bị, thời gian tiến hành phẫu thuật kéo dài và không phù hợp trên nền sẹo[8].Năm 1965, Baron và Emmet đã công bố kết quả sử dụng vạt đảo chân nuôi tổ chức dưới da trong tạo hình các tổn khuyết da đầu, nhận thấy vạt khắc phục được nhiều nhược điểm của các vạt da tại chỗ như vạt vẫn có tính chất, màu sắc và độ mềm mại tương tự vùng tổn thương mà lại giảm tối đa sẹo nơi cho và nhận vạt, tăng tính thẩm mỹ. Dựa trên cơ sở đó, tại khoa PTTH- HM BVTƯQĐ 108 từ năm 2004 đã sử dụng vạt da đầu dạng đảo chân nuôi tổ chức dưới da để tạo hình cung mày và cho kết quả bước đầu khả quan. Để đánh giá chính xác hơn giá trị của dạng vạt này, chúng tôi tiến hành đề tài “ Sử dụng vạt đảo da đầu chân nuôi tổ chức dưới da vùng thái dương trong tạo hình cung mày” nhằm mục đích:
– Đánh giá ưu, nhược điểm vạt đảo da đầu chân nuôi tổ chức dưới da vùng thái dương trong tạo hình tổn khuyết cung mày.
– Đưa ra chỉ định sử dụng dạng vạt này trong tạo hình các tổn khuyết cung mày.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 10 bệnh nhân (3 nữ và 7nam) có tổn khuyết cung mày do các nguyên nhân khác nhau được điều trị tại khoa PTTH-HM bệnh viện TƯQĐ 108 từ 1/2004 đến 6/ 2007.
Tiêu chuẩn loại trừ các bênh nhân có các bênh cấp hoặc mãn tính không đủ sức khoẻ trải qua 1 cuộc phẫu thuật.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiên theo hình thức tiến cứu: chỉ định điều trị, theo dõi và đánh giá kết quả theo thời gian.
2.1. Phương pháp đánh giá và khám lâm sàng
– Khám đánh giá lâm sàng mức độ, vị trí tổn khuyết cung mày có hoặc không kèm theo tổn khuyết da mi trên.
– Khám đánh giá chất lượng da và tổ chức dưới da khu vực dự kiến lấy vạt, các yếu tố ảnh hưởng đến chân nuôi và hướng xoay của vạt
– Khám và làm đủ các xét nghiêm cho phẫu thuật dưới vô cảm tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.
– Chụp ảnh trước, sau mổ ( ngay sau mổ, sau phẫu thuật 3 tháng )
2.2. Các bước tiến hành phẫu thuật
– Dựa trên kết quả phân tích tổn thương.Vạt sẽ được thiết kế gồm 1 phần da đầu vùng thái dương làm lông mày với kích thước, hướng mọc tóc phù hợp với tổn khuyết theo dự kiến, có thể kèm theo da vùng thái dương nếu kèm theo tổn khuyết mi trên.
– Tuỳ theo vị trí tổn thương mà có thể thiết kế chân nuôi ở trên hoặc ở dưới sao cho vạt được di chuyển 1 cách dễ dàng nhất.
– Dưới gây tê tại chỗ,có hoặc không phối hợp gây mê toàn thân, cắt bỏ tổn thương, chuẩn bị nơi nhận, với sẹo gây co kéo, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ, chúng tôi cắt bỏ tổ chức xơ sẹo, gỡ dính tối đa.
– Vạt được thiết kế theo kế hoạch tạo hình, điều chỉnh lại kích thước sao cho phù hợp với tổn khuyết thực.
– Rạch da theo các cạnh của vạt đã được xác định trước, với cạnh xa tổn thương thì rạch da đến hết lớp tổ chức dưới da, theo lớp này tạo bình diên dưới của chân nuôi. Còn đối với cạnh gần tổn thương thì chỉ rạch da đến lớp trung bì, theo lớp này tạo bình diên trên của chân nuôi, đồng thời tạo đường hầm di chuyển vạt đến nơi tổn thương.
– Lấy cuống vạt tương đương chiều ngang của vạt và theo tỉ lê phù hợp dài/ rộng = 3/1.
– Luồn vạt đã chuẩn bị qua đường hầm vào vùng tổn khuyết. Kiểm tra lại những điểm còn căng kéo để bóc tách thêm.
– Khâu đóng các vết mổ, đặt dẫn lưu kín nơi lấy vạt nếu cần.
– Đặt gạc ẩm, băng nhẹ nhàng, tránh tạo ra khoảng trống.
* Chăm sóc và theo dõi sau mổ
– Theo dõi hồi lưu mao mạch vạt: màu sắc, phù nề, rỉ máu mép vạt.
– Theo dõi chảy máu sau mổ
* Điều trị sau mổ
Dùng kháng sinh toàn thân 5 ngày.
– Thuốc chống phù nề.
– Giảm đau.
– Thay băng hàng ngày.
– Rút dẫn lưu sau 24-48 giờ ( nếu có).
– Cắt chỉ sau 5-7 ngày
2.3. Các phương pháp đánh giá kết quả
– Kết quả gần được tính đến khi bênh nhân cắt chỉ ra viên
+ Tốt: Vạt da sống toàn bộ, cung mày liên tục, sẹo nơi lấy vạt liền tốt, đảm bảo thẩm mỹ.
+ Khá: Vạt thiểu dưỡng một phần, cung mày không liên tục.
+ Kém: Vạt da hoại tử
– Kết quả xa: Hẹn kiểm tra lại sau phẫu thuật 3 tháng
+ Tốt: Tóc trên vạt da mọc tốt, liên tục, hướng mọc phù hợp với chiều lông mày. Sẹo mổ
liền đẹp, đảm bảo thẩm mỹ.
+ Khá : Tóc trên vạt da mọc thưa, không liên tục hoặc hướng mọc không phù hợp với lông
mày.
+ Kém : Tóc không mọc hoặc quá thưa không giống với lông mày.
2.4. Phương pháp sử lý số liêu
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích