Sử dụng vạt động mạch vú trong để tạo hình che phủ loét rộng thành ngực do di chứng xạ trị: nhân một trường hợp lâm sàng
Loét thành ngực do xạ trị không hiếm gặp ở bệnh nhân ung thư vú. Lần đầu tiên vạt vú trong được áp dụng cho việc tạo hình che phủ khuyết thành ngực do xạ trị. Thông qua một trường hợp lâm sàng đặc biệt của bệnh nhân nữ 63 tuổi bị loét thành ngực sau chiếu xạ 21 năm, tác giả nhằm(1) giới thiệu một dạng vạt tổ chức được thiết kế dựa trên động mạch vú trong và (2) đưa ra những chỉ định của vạt vú trong để tạo hình che phủ các khuyết thành ngực. Kỹ thuật phẫu tích vạt vú trong và kết quả tạo hình khuyết phần mềm thành ngực do xạ trị được bàn luận. Vạt vú trong là một trong những chất liệu được chỉ định tốt nhất cho tạo hình các khuyết thành ngực trong những trường hợp không thể áp dụng được các vạt tổ chức lân cận hay vạt tự do
Khuyết phần mềm thành ngực thường gặp trên lâm sàng chủ yếu do các nguyên nhân như chấn thương, u da lành tính, dị dạng bẩm sinh [1]. Gần đây, một loại tổn thương không hiếm gặp trên lâm sàng được chú ý tới là loét thành ngực do xạ trị sau ung thư vú. Tổn thương xuấthiện sau nhiều năm được xạ trị và tồn tại dưới dạng vết loét lâu liền. Cắt bỏ ổ loét và che phủ vùng khuyết da là cách điều trị duy nhất cho loại thổn thương này. Trong phẫu thuật tạo hình, từ trước đến nay có một loạt chất liệu được sử dụng che phủ các khuyết thành ngực như các vạt cuống liền (vạt da cơ lưng rộng, vạt da cơ thẳng bụng, vạt da cơ ngực lớn…), các vạt tự do (vạt đùi trước ngoài, vạt DIEP, vạt Trung Quốc…) [2, 5]). Gần đây vạt thiết kế dựa trên động mạch vú trong, hay còn gọi là vạt vú trong (VT) được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trên lâm sàng cho các khuyết phần mềm vùng cổ ngực [3, 6]. Qua một trường hợp lâm sàng loét thành ngực sau khi đã được điều trị bằng nhiều phương pháp tạo hình khác nhau, chúng tôi muốn giới thiệu về cách phẫu thuật và chỉ định của vạt VT cho các trường họp khuyết phần mềm thành ngục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích