Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014

Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014

 Luận văn Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014.Ngày nay, cùng với sự phát trien của kinh tế – xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao về số lượng dịch vụ lẫn chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu đó, phát triển nguồn nhân lực y tế đầy đủ cả về số lượng và chất lượng là rất cần thiết. Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế sẽ đảm bảo duy trì được nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ tại cơ sở y tế [1], [2].

Sự hài lòng đối với công việc đề cập đến “suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc của mình” [3], là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu suất công việc [4], đặc biệt đối với công việc của nhân viên y tế , vì đây là công việc nhạy cảm liên quan đến tính mạng con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa sự hài lòng với công việc và chất lượng chăm sóc sức khỏe: khi nhân viên y tế hài lòng với công việc thì chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được nâng lên một cách đáng kể [5], [6]. Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) thì con người là yếu tố quan trọng nhất của mọi tổ chức – cơ quan, quyết định sự thành bại của mỗi tổ chức và trong y tế thì con người là yếu tố cơ bản cho mọi thành tựu y tế [7].
T ừ trước đến nay cũng đã có một số nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên y tế, nhưng phần lớn vẫn tập trung vào nhân viên y tế nói chung đang làm việc tại các bệnh viện hoặc ở tuyến y tế cơ sở [8]. Có rất ít nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của nhân viên y tế làm trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Mặt khác theo tổng kết của UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV mới hàng năm đã giảm 21% trong giai đoạn năm 1997 và 2010 [9]. Tuy nhiên ngày càng nhiều người phải sống chung cùng những bệnh nhân HIV, do hiệu quả của chăm sóc và điều trị ngày càng tốt lên. Theo báo cáo của UNAIDS năm 2011 cho thấy vào cuối năm 2010 có khoảng 34 triệu người đang sống với HIV/AIDS trên toàn thế giới, tăng 17% so với năm 2001 [9].
Ở Việt Nam, tình trạng dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn dịch tập hung [9], [10]. Theo báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012 của Bộ Y tế: cả nước đã có 213.413 người nhiễm HIV, 63.373 bệnh nhân AIDS còn sống và ke từ đầu vụ dịch đã có 65.133 người tử vong do HIV/AIDS [10]. Theo niên giám thống kê năm 2012 thì trung bình mỗi cán bộ chuyên môn y tế trong hệ thống phòng chống HIV/AIDS cần quản lý gần 1.273 đối tượng nhiễm HIV/AIDS và thực hiện công tác dự phòng cho 4.146.994 người dân [11].
Vậy những nhân viên y tế đang chăm sóc và điều trị HIV/AIDS họ có hài lòng với công việc hay không và những yếu tố nào giúp họ gắn kết với công việc. Hiện nay còn rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này vì thế dễ dan đến việc nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan, không toàn diện và chúng ta thường không thực sự nắm rõ vấn đề khó khăn mà nhân viên y tế gặp phải trong công việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Hơn nữa, việc không hiểu rõ nhân viên y tế đã hoặc chưa hài lòng về vấn đề gì, yếu tố nào giúp họ gắn bó với công việc, yếu tố nào giúp họ hăng say làm việc hết mình cho đơn vị mình công tác dễ dẫn đến đưa ra các chính sách về nhân lực không hiệu quả và làm giảm tuổi thọ nghề nghiệp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài; “Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014” với mục tiêu:
1. Mô tả sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của nhân viên Y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014.
Từ đó, góp phần cung cấp bằng chứng để đưa ra các khuyến nghị, giúp các nhà hoạch định chính sách cải thiện động cơ thúc đẩy nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

MỤC LỤC Sự hài lòng của nhân viên y tế trong chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại một số cơ sở y tế của tỉnh Nghệ An, năm 2014

ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………. 3
1.1. Sự hài lòng của nhân viên……………………………………………………….. 3 
1.1.1. ðịnh nghĩa sự hài lòng ñối với công việc ……………………………. 3 
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự hài lòng………………………………… 3 
1.1.3. ðo lường sự hài lòng………………………………………………………. 5 
1.1.4. Các lý thuyết ñộng viên nhân viên …………………………………….. 6 
1.1.5. Mong ñợi, cảm nhận và xu hướng của nhân viên ………………….. 9 
1.2. Nguồn nhân lực y tế ………………………………………………………………. 9 
1.2.1. Phân bổ nguồn nhân lực theo tuyến……………………………………. 9 
1.2.2. Nguồn nhân lực cho chăm sóc và ñiều trị HIV/AIDS…………….. 9 
1.3. Quản lý nguồn nhân lực y tế…………………………………………………..13 
1.3.1. ðịnh nghĩa quản lý nguồn nhân lực…………………………………..13 
1.3.2. Quản lý nguồn nhân lực trong y tế ……………………………………14 
1.4. Nghiên cứu về sự hài lòng ñối với công việc của nhân viên y tế …….16 
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới ……………………………………….16 
1.4.2. Những nghiên cứu về hài lòng với công việc của nhân viên y tế tại 
Việt Nam ………………………………………………………………………17 
1.5. Thông tin ñịa bàn nghiên cứu …………………………………………………20 
1.5.1. Thông tin chung tỉnh Nghệ An…………………………………………20 
1.5.2.  Mô  hình tổ chức hệ  thống phòng, chống  HIV/AIDS  tại tỉnh 
Nghệ An. ……………………………………………………………………..21 
1.5.3 .Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An…………………………..22 
1.5.4. Tình hình chăm sóc và ñiều trị nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An. 23 
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 25
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ……………………………………………25 
2.2. ðối tượng nghiên cứu……………………………………………………………25 
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………….25 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………….25 
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu………………………………………………26 
2.3.3. Chỉ số/ biến số trong nghiên cứu………………………………………27 
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ……………………………………..31 
2.5. Quá trình thu thập số liệu ………………………………………………………32 
2.5.1. Nghiên cứu ñịnh lượng…………………………………………………..32 
2.5.2. Nghiên cứu ñịnh tính……………………………………………………..33 
2.6. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………33 
2.7. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu…………………………………………….34 
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ………………………..35 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………… 36
3.1. Thông tin chung về ñối tượng nghiên cứu …………………………………36 
3.1.1. Thông tin về tình trạng hôn nhân ……………………………………..36 
3.1.2. Một số thông tin chung khác về ñối tượng nghiên cứu ………….38 
3.2. ðánh giá sự hài lòng của nhân viên y tế ……………………………………39 
3.2.1. ðánh giá sự hài lòng theo từng yếu tố ……………………………….39 
3.2.2. Sự hài lòng NVYT ñối với công việc chăm sóc và ñiều trị bệnh nhân 
HIV/AIDS………………………………………………………………………44 
3.3. Mối liên quan của các ñặc ñiểm cá nhân ðTNC với sự hài lòng của 
nhân viên y tế……………………………………………………………………….46 
3.3.1.  Mối  liên quan của các ñặc ñiểm cá  nhân ðTNC  với  sự  hài 
lòng của nhân viên y tế với một số yếu tố ………. …………………..46 
3.3.2.  Mối  liên quan của các ñặc ñiểm cá  nhân ðTNC  với  sự  hài 
lòng chung của nhân viên y tế với công việc …….. …………………61 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………….. 67
4.1. Thông tin chung của ñối tượng nghiên cứu………………………………..67 
4.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế ………………………………………………..69 
4.2.1. Sự hài lòng của nhân viên y tế theo từng yếutố…………………..69 
4.3. Mối liên quan của các ñặc ñiểm cá nhân ðTNC với sự hài lòng của 
nhân viên y tế với công việc…………………………………………………….78 
4.3.1.  Mối  liên quan của các đặc điểm cá  nhân ĐTNC  với  sự  hài 
lòng của nhân viên y tế với một số yếu tố ………. …………………..78 
4.3.2.  Mối  liên  quan của các ñặc  ñiểm cá  nhân ðTNCvới sự hài 
lòng chung của nhân viên y tế với công việc …….. …………………81 
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 8 7
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC

Leave a Comment