Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội- năm 2009
Sự hài lòng đối với công việc đề cập đến “suy nghĩ và cảm nhận của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc của mình” [36]. Sự hài lòng bao gồm cả thái độ tích cực và tiêu cực đối với công việc. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng sự hài lòng của nhân viên đối với công việc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu suất công việc [26], [27], [32], [36].
Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì công việc chăm sóc sức khỏe là công việc nhạy cảm liên quan đến tính mạng của con người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi nhân viên y tế hài lòng với công việc, chất lượng các dịch vụ y tế sẽ được nâng lên một cách đáng kể [27], [23].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Người dân ngày càng yêu cầu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt hơn. Để đáp ứng những nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, phát triển nguồn nhân lực y tế đầy đủ về số lượng và có chất lượng là rất cần thiết. Những nghiên cứu trên thế giới đó chỉ ra rằng sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế sẽ đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế [24], [30].
Tuy vậy, hiện đang có một sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực y tế ở quy mô toàn cầu[39], cũng như ở các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương[32]. Việt Nam cũng đang đương đầu với những vấn đề về nguồn nhân lực, đặc biệt là sự thiếu hụt nguồn nhân lực y tế cũng như mất cân đối giữa các chuyên ngành và phân bố giữa các vùng miền [34].
Hệ thống y tế công lập ở Việt nam được tổ chức theo 4 tuyến: tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Tuyến y tế xã bao gồm các trạm y tế xã có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế ban đầu, bao gồm các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh thông thường và chuyển các bệnh nhân nặng lên tuyến trên. Đây là các cơ sở y tế gần dân nhất; giải quyết 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ; là nơi thể hiện rõ nhất sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe[14]. Hiện tại, các nhân viên y tế tuyến cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, trang thiết bị y tế, cơ hội được đào tạo, mức lương, thưởng rất thấp. Việc củng cố mạng lưới y tế cơ sở được coi là một trong các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Bộ Y tế nhằm mục tiêu phát triển được các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề. Đây chính là một trong các giải pháp để ngành y tế Việt Nam đạt được mục tiêu thiên niên kỷ [3].
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên đang công tác tại tuyến y tế cơ sở. Việc có được các bằng chứng khoa học về mức độ hài lòng của nhân viên y tế tuyến cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng là hết sức cần thiết đối với cán bộ quản lý y tế từ địa phương cho tới trung ương. Các bằng chứng này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng được các chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam.
Vì các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội- năm 2009” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế quận Hà Đông và huyện Thanh Oai, Hà Nội- năm 2009.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của các nhân viên trạm y tế nêu trên.
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ B
II. TỔNG QUAN 5
2.1 Sự hài lòng với công việc của nhân viên y tế 5
2.2 Những nghiên cứu về sự hài lòng đối với công việc của NVYT 7
III. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Địa điểm nghiên cứu : 12
3.2 Đối tượng nghiên cứu 1B
3.3 Thiết kế nghiên cứu 1B
3.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 1B
3.5 Biến số, chỉ số 1B
3.6 Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 14
3.7 Quy trình thu thập số liệu 14
3.8 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 14
3.9 Thời gian nghiên cứu 14
3.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 15
3.11 Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục: 15
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 16
4.2. Thực trạng về sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế 17
• • 9 • 9 9 • • 1/
4.3. Một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế 19
V. BÀN LUẬN BO
5.l. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế B1
5.2 Liên quan giữa sự hài lòng đối với công việc của nhân viên trạm y tế và một số đặc điểm cá nhân và cơ quan công tác B2
VI. KẾT LUẬN B8
VII. KHUYẾN NGHỊ 40
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích