SỰ LIÊN QUAN CỦA DÂY THẦN KINH GIAN CỐT SAU VỚI CƠ NGỬA TRONG ĐƯỜNG MỔ ĐẦU TRÊN XƯƠNG QUAY PHÍA SAU KHUỶU

SỰ LIÊN QUAN CỦA DÂY THẦN KINH GIAN CỐT SAU VỚI CƠ NGỬA TRONG ĐƯỜNG MỔ ĐẦU TRÊN XƯƠNG QUAY PHÍA SAU KHUỶU

SỰ LIÊN QUAN CỦA DÂY THẦN KINH GIAN CỐT SAU VỚI CƠ NGỬA TRONG ĐƯỜNG MỔ ĐẦU TRÊN XƯƠNG QUAY PHÍA SAU KHUỶU
Trang Mạnh Khôi1, Vũ Văn Phúc1
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Thần kinh gian cốt sau (TKGCS) dễ bị tổn thương trong đường mổ tiếp cận đầu trên xương quay phía sau khuỷu. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là mô tả vị trí của TKGCS trong cơ ngửa so với các mốc giải phẫu. Hiểu rõ vị trí của TKGCS trong cơ ngửa giúp giảm nguy cơ tổn thương thần kinh này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 xác tươi (30 mẫu) người Việt Nam được phẫu tích và phân tích. Chúng tôi xác định vị trí của điểm vào cơ ngửa và điểm ra khỏi cơ ngửa của TKGCS so với hai mốc là MTLCN (mỏm trên lồi cầu ngoài) và đường thẳng MTLCN-LC Lister (mỏm trên lồi cầu ngoài – lồi củ Lister) ở ba tư thế cẳng tay sấp, trung tính, ngửa. Số nhánh dây thần kinh chia trong cơ ngửa và chiều dài dây thần kinh chạy trong cơ ngửa cũng được ghi nhận.

Kết quả: 15 xác tươi (30 mẫu) người Việt Nam được phẫu tích và phân tích. TKGCS chủ yếu không chia nhánh trong cơ ngửa. Chiều dài TKGCS chạy trong cơ ngửa trung bình 33,55±4,85 mm. Ở tư thế khuỷu tay gấp 90 độ, điểm vào cơ ngửa của TKGCS cách MTLCN 42,78±5,95 mm và cách đường thẳng MTLCN-LC Lister 12,6±2,99 mm ở tư thế cẳng tay sấp tối đa. Vị trí điểm ra khỏi cơ ngửa của TKGCS cách MTLCN 71,58±6,61 mm và cách đường thẳng MTLCN-LC Lister 6,78±1,72 mm ở tư thế cẳng tay sấp tối đa. Ở tư thế khuỷu tay gấp 90 độ cẳng tay sấp tối đa, vùng nguy hiểm của TKGCS cách đường thẳng nối MTLCN-LC Lister về phía bờ quay (ngoài) 2 cm và 1 cm về phía bờ trụ (trong).

Thần kinh gian cốt sau là nhánh tận cùng của nhánh sâu thần kinh quay, xuyên qua cơ ngửa ở vòm Frohse và chi phối các cơ vùng cẳng tay sau. Gãy cổ chỏm xương quay, trật chỏm quay hay gãy trật Monteggia thường gặp ở cả người lớn và trẻ em(1). Chỉ định phẫu thuật chỏm quay sử dụng đường mổ Boyd, hay đường mổ Thompson dùng để kết hợp xương đầu trên xương quay là những đường mổ sau có cắt cơ ngửa nên có nguy cơ tổn thương thần kinh gian cốt sau trong cơ ngửa, gây ra hiện tượng mất duỗi cổ tay và bàn tay(2). Do đó việc xác định vùng nguy hiểm của dây thần kinh gian cốt sau trong cơ ngửa trong đường mổ phía sau của phẫu thuật chỏm xương quay rất quan trọng

Kết luận: Các đường mổ sau khuỷu tiếp cận đầu trên xương quay có thể an toàn tránh được tổn thương TKGCS nếu dựa vào các mốc trong nghiên cứu của chúng tôi.

SỰ LIÊN QUAN CỦA DÂY THẦN KINH GIAN CỐT SAU VỚI CƠ NGỬA TRONG ĐƯỜNG MỔ ĐẦU TRÊN XƯƠNG QUAY PHÍA SAU KHUỶU

Leave a Comment