SỰ LƯU HÀNH CÁC CHỦNG ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỰ LƯU HÀNH CÁC CHỦNG ACINETOBACTER BAUMANNII KHÁNG CARBAPENEM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đường Thị Hồng Điệp1,, Cao Thị Phụng1
Đặt vấn đề: Tình hình kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii tại bệnh viện gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là kháng carbapenem. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kháng kháng sinh, tỉ lệ mẫu bệnh phẩm, bệnh nhiễm khuẩn A. baumanii tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang khảo sát 76 trường hợp nhiễm A. baumannii phân lập, được thực hiện kháng sinh đồ được tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2020. Kết quả: Tỉ lệ kháng imipenem và meropenem là 93,4%, đề kháng hầu hết với các loại kháng sinh nghiên cứu khác với tỉ lệ trên 80%. Phân bố các khoa nhiễm khuẩn A. baumannii: Hồi sức tích cực với 54,0%. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (71,1%), nhiễm trùng máu (36,8%), nhiễm trùng da và mô mềm (23,2%). Bệnh phẩm nhiều nhất với Đàm, dịch phế quản (64,5%). Can thiệp hô hấp (75,0%), can thiệp tĩnh mạch (36,5%). Kết luận: Tỉ lệ kháng carbapenem 93,4% (imipenem and meropenem) phần lớn ở bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Acinetobacter spp. là nhóm vi khuẩn cơ hội gây ra các bệnh nhiễm trùng bệnh viện. Trong các mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh cơ hội thường gặp nhất là Acinetobacter baumanniivới ác bệnh phổ biến như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não thứ phát.A. baumanniilà một mầm bệnh kháng kháng sinh nghiêm trọng được gọi với thuật ngữ “ESKAPE”, bao gồm các nhóm vi khuẩn Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus, Clostridioides(trước đây là Clostridium) difficile, Pseudomonas aeruginosa vàEnterobacteriaceae.Và nó là một trong những mầm bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-World Health Organization) xác định là ưu tiên quan trọng để khám phá kháng sinh.Các chủng A. baumaniikháng carbapenem (Carbapenem-resistant A. baumanii–CRAB) là mầm bệnh thách thức nhất đối với việc quản lý lâm sàng và kiểm soát nhiễm trùng ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, nhiều dòng CRAB khác đã xuất hiện trên thế giới và biểu hiện kiểu hình kháng thuốc rộng rãi (XDR -extensively drug-resistant). Nhiễm trùng gây rabởi các chủng A. baumaniiXDR dẫn đến bước điều trị kháng sinh cuối cùng là tigecycline hoặc colistin; tuy nhiên những thuốc này không thực sự hiệu quả bởi vì độc tính khá cao.Tại Việt Nam Acinetobacter baumaniilà một trong những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện hàng đầu, gây ra nhiều gánh nặng về kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ vi khuẩn này kháng carbapenem tại Việt Nam dao động 43-92% trong một tổng kết gần đây dành cho khu vực Đông Nam Á và Đông Á [5]. Tình hình nhiễm trùng bệnh viện do A. baumanii đang gia tăng ở hầu hết các bệnh viện tại TPHCM. Tuy nhiên, chỉ những triệu chứng và tỉ lệ nhiễm vẫn chưa nói lên được hết mức độ nguy hiểm của chủng vi khuẩn này. Trong những năm gần đây thực trạng việc sử dụng kháng sinh tràn lan là rất phổ biến trong xã hội hiện tại. Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng sẽ dần tạo ra những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và tỉ lệ thất bại ngày càng tăng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến vi khuẩn là không tránh khỏi. Sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe gây ra bởi các chủng A. baumanniiđa kháng thuốc cùng với sự phát triển khan hiếm của các loại kháng sinh mới trong những thập kỷ qua, là một mối đe dọa sức khỏe quan trọng.Với đặc điểm kháng thuốc luôn luôn biến đổi do các đột biến, sự chuyển gen giữa các loài, các chủng, việc theo dõi sự lưu hành của các chủng kháng thuốc, luôn luôn phải được đánh giá theo thời gian thực là hết sức cần thiết. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là tình hình đề kháng carbapanem củaA. baumannicủa các bệnh lý nhiễm trùng do A. baumannii tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM như thế nào?Mục tiêu nghiên cứu1.Xác định tỉlệmẫu bệnh phẩm, tỉlệcan thiệp y tế, bệnh nhiễm khuẩn A. baumanii, tỉlệphân bốnhiễm khuẩn A. baumanii tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.2.Xác định tỉlệkháng kháng sinh của A. baumannii.
https://thuvieny.com/su-luu-hanh-cac-chung-acinetobacter-baumannii-khang-carbapenem/