Sự phân bố mạch máu ở da đầu mặt
Trong ngoại khoa nói chung và trong phẫu tạo hình nói riêng, PTV luôn luôn yêu cầu những chi tiết chính xác và đầy đủ về giải phẫu mạch máu 1 vạt da trước khi sử dụng chúng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng và áp dụng rông rãi của các loại vạt da trong phẫu thuật tạo hình, các phương pháp nghiên cứu giải phẫu mạch máu cũng không ngừng đổi mới.
Những hiểu biết sớm nhất về giải phẫu mạch máu thông qua việc phẫu tích của các nhà giải phẫu học như Herophilus (khoảng 340 trước công nguyên)- là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về “đông mạch” ; Galen (khoảng 129-200 sau công nguyên) – là người thiết lập ra chuyên nghành giải phẫu học hiện đại sau 1 loạt các phẫu tích trên đông vật của ông; Vesalius (1514-1564) – là người đã mở rông phẫu tích trên người. Hệ thống mao mạch đã được Malpighi (1628- 1694) và Antoni van Leeuwenhoek (1632-1723) nghiên cứu đôc lập và phát hiện ra vào năm 1661 và 1668.
Thời kỳ đầu tiên của phẫu thuật tạo hình, khi chưa có nhiều nghiên cứu về sự cấp máu của da, một số vạt kinh điển vẫn được phát hiện và sử dụng như vạt da Ân Độ ( Vạt trán) hay trụ ghép Philatov – Gillis, nhưng đó chỉ là những vạt tình cờ phát hiện hoặc qua kinh nghiệm của các phẫu thuật viên. Sự tiến bộ của khoa học với các loại thuốc cản quang mạch máu, máy chụp XQ cắt lớp đã cho phép nghiên cứu sâu, chi tiết hơn về hệ thống mạch máu của cơ thể, đặc biệt là hệ thống cấp máu cho da. Năm 1988, Salmon [14] đã đưa ra những hình ảnh rất tổng quát về hệ mạch máu trên tất cả các vùng da của cơ thể, và những nghiên cứu này đã là tiền đề cho việc tìm tòi ra các vạt có cuống mạch nuôi.
Vùng hàm mặt cũng được nghiên cứu khá nhiều, với kết luận chung là nguồn cấp máu phong phú. Tuy nhiên, các vạt da tại chỗ hay lân cận vùng mặt thường được phẫu tích trên lớp cơ bám da mặt hoặc lớp cân SMAS để tránh tổn thương thần kinh VII, do vậy nguồn cấp máu của vạt chủ yếu dựa vào mạng mạch dưới da. Nhiều tác giả [7] đã nghiên cứu về mạng mạch dưới da vùng mặt và áp dụng thành công trên lâm sàng về việc sử dụng các vạt da có cuống nuôi là tổ chức dưới da. Việc hệ thống lại những nghiên cứu
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
1. Sự cấp máu cho mặt 2
1.1. Đông mạch mặt 3
1.2. Đông mạch thái dương nông 12
1.3. Các nhánh của đông mạch hàm trên 13
1.4. Các nhánh của đông mạch mắt 14
1.5. Đông mạch chẩm 16
1.6. Đông mạch tai sau 16
2. Các lĩnh mạch của mặt 17
2.1. Tĩnh mạch trên ròng rọc 17
2.2. Tĩnh mạch trên ổ mắt 17
2.3 Tĩnh mạch mặt 17
2.4. Tĩnh mạch thái dương nông 18
2.5. Các tĩnh mạch má, cằm và dưới ổ mắt 19
2.6. Các tĩnh mạch (loa) tai sau và chẩm 19
3. Sự dẫn lưu bạch huyết của mặt và da đầu 20
4. Các nghiên cứu mạch máu của mặt và da đầu 22
4.1 Nghiên cứu của Feliciano- Blanco-Dỏvila cùng cộng sự về giải phẫu cấp máu cho da vùng mặt 22
4.2 Nghiên cứu của Hak Chang về giải phẫu động mạch của đám rối
dưới bì của mặt 26
4.3. Phân tích các địa hạt mạch và các mạch xuyên da 30
Tài liêu tham khảo
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích