SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CUNG RĂNG HÀM TRÊN SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ MỘT BÊN TRÊN HÌNH ẢNH 3D

SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CUNG RĂNG HÀM TRÊN SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ MỘT BÊN TRÊN HÌNH ẢNH 3D

SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CUNG RĂNG HÀM TRÊN SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ MỘT BÊN TRÊN HÌNH ẢNH 3D
Trương Đức Kỳ Trân1, Lâm Hoài Phương1, Nguyễn Văn Lân1, Hồ Nguyễn Thanh Chơn1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích và đánh giá sự thay đổi hình thái cung răng hàm trên ở trẻ sau phẫu thuật tạo hình môi toàn bộ một bên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 15 trẻ bị dị tật khe hở môi-vòm miệng một bên, điều trị tại bệnh viện Răng- Hàm -Mặt Mỹ Thiện, Tp. Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được lấy dấu hàm trên trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng. Mẫu hàm thạch cao sau khi đổ mẫu sẽ được quét 3D, đánh dấu các điểm mốc giải phẫu, đo đạc tuyến tính khoảng cách các điểm mốc và so sánh sự thay đổi kích thước cung răng giữa các thời điểm lấy dấu. Kết quả: Độ rộng khe hở cung răng giảm còn gần 1/3 so với trước khi phẫu thuật  (ΔGL= -8.37mm), có sự xoay của mấu tiền hàm về phía khẩu cái (ΔGIC= -13.78°, ΔGCC’= -13.96°). Sự thay đổi theo chiều ngang ở vùng lồi củ, vùng giữa hai ụ nanh và kích thước trước sau dường như không có sự thay đổi đáng kể. Kết luận: Ở trẻ bị dị tật khe hở môi toàn bộ một bên, sau phẫu thuật tạo hình môi, có sự tự khép lại của cung răng hai bên khe hở, xuất hiện “hiệu ứng đóng” mảnh khẩu cái làm cho hai mảnh khép lại gần nhau mà không cần sử dụng các khí cụ hỗ trợ. Có sự chậm phát triển độ rộng khẩu cái trước. Độ rộng khẩu cái sau phát triển bình thường.

Khe hở môi là một loại dị tật ở vùng mặt, gây biến  dạng  cấu  trúc  hàm  mặt  ở  trẻ  em.  Phẫu thuật điều trị khe hở môi giúp tái tạo hình thái môi, hỗ trợ phục hồi thẩm mỹ và chức năng môi của trẻ. Sau khi phẫu thuật, trẻ không còn được đeo khí cụ và sự liền lạc của môi lúc này đóng vai trò như một khí cụ ép hai khối xương cung răng hai bên khe hở vào nhau. Phẫu thuật tạo hình khe hở môi một mặt giúp sự đóng lại của 2 mảnh xương hàm trên, mặt khác có thể gây lùi hàm trên. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá ảnh hưởng của tạo hình môi-vòm lên sự phát triển hàm trên. Bằng chứng là những bệnh nhân đã được tạo hình môi có biểu hiện lùi tầng mặt giữa và những bệnh nhân bị dị tật chưa điều  trị  có  sự  phát  triển mặt  gần  nhưlà  bình thường cả tầng mặt giữa và cung răng. Sự thay đổi về hình thái cung răng như thế nào sau phẫu thuật môi vẫn chưa được rõ ràng. Do  đó,  nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  nhằm đánh  giá  sự  thay  đổi  hình  thái  cung  răng  sau phẫu thuật tạo hình môi ở bệnh nhân bị dị tật khe hở môi toàn bộ một bên.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment